những điểm nêu ở trên.
Đó là một thái độ có thể có được trên lý thuyết, nhưng hầu như bế tắc
trong thực tế tranh đấu, vì những người chủ trương không theo hẳn, không
chống hẳn cộng-sản, cũng coi thái độ đó là một lập trường tranh đấu, một
tư tưởng dấn thân trước những biến cố nhất định của thời cuộc. Chính vì
thế mà thái độ: “gần đảng, bên đảng nhưng không bao giờ ở trongđảng”
rất khó thực hiện hay thực hiện một cách hiệu nghiệm. Chẳng hạn trước
những trại tập trung ở Liên-xô. Những người thiên tả
mới” (Les Temps Modernes) như Sartre, Merleau-Ponty, hay nhóm “Tinh
thần” của Mounier, không thể không lên tiếng phản đối một hành động trái
ngược với lý tưởng cách mạng. Nhưng họ cũng không thể phản đối như
những người chống cộng nhằm tiêu diệt cộng-sản vì coi cộng-sản là thù
địch. Không thể không lên tiếng, nhưng lên tiếng thì lại tạo cớ cho phe
chống cộng biện hộ quan điểm chống cộng của họ, nghĩa là làm lợi cho
họ... Nỗi khó khăn ở tại những người này không biết phải đứng ở vị trí nào
để hành động. Nếu ở trong đảng, thì không thể lên tiếng phê phán được vì
không thế có đối lập trong đảng. Vậy phải ở ngoài đảng và do đó có thể lên
tiếng phê phán được. Nhưng đối lập ở ngoài đảng thì chỉ có thể làm lợi cho
phe chống cộng mà chẳng gây được tác dụng gì trên đảng, vì sự phê phán
là lời nói suông không dựa trên một lực lượng nào. Lực lượng quần chúng
đứng sau đảng. Do đó chỉ trích đảng cũng là chỉ trích quần chúng đứng
đàng sau đảng. “Mũi tên nhắm vào đảng đụng chạm tới xương thịt hy vọng
của những kẻ tuyệt vọng và làm sứt mẻ sức mạnh của đạo binh im
lặng”
. Không thể đi với Đảng, không thể chống lại Đảng, nhưng cũng
không thể làm được gì nếu không có quần chúng; mà những người trí thức
khuynh tả trên không có quần chúng được tổ chức. Do đó lập trường của họ
thật bế tắc. Tuy nhiên ở một vài nước Âu châu, lập trường không theo hẳn,
không chống hẳn, không ở trong cũng không ở ngoài của một số người
“khuynh tả” đã có thể có, ít ra là trên bình diện nhận thức hay tranh đấu
bằng ngòi bút. Nhưng dĩ nhiện trường hợp đó chỉ có thể ở những nước chưa
cộng-sản, nghĩa là những nước cộng-sản chưa nắm chính quyền. Lý tưởng
về một lập trường vượt cả cộng-sản lẫn chống cộng-sản cho đến nay vẫn