Nguyệt và Quốc Vĩ, cô vẫn gọi Quốc Vĩ là Cha mà không cần ai bảo. Quốc
Vĩ mãn nguyện và ngạc nhiên đến nỗi anh bế bổng cô lên ôm siết vào lòng,
cho đến khi Lưu Đình kêu lên, “Thả nó xuống, con làm đau con bé bây
giờ.”
Thạch Lâm sáng dạ và cần cù lại được sự chỉ bảo của mọi người trong
nhà vốn đều là giáo viên. Cô bé học rất giỏi ở trường, vượt cấp một lớp từ
lớp ba lên thẳng lớp năm. Khi bước vào lớp sáu, Thạch Lâm đại diện cho
trường tham dự kỳ thi Học Sinh Giỏi Văn khu vực phía Bắc tỉnh Giang Tô
và giành giải nhất. Cô bé tiếp tục giành huy chương đồng trong cuộc thi
Học Sinh Giỏi Văn toàn tỉnh Giang Tô. Vương Nguyệt và Quốc Vĩ vô cùng
vui sướng với kết quả đó, họ ôm lấy Thạch Lâm trong nỗi hân hoan mà
quên cả tiếng khóc của đứa con đầu lòng. Cả gia đình đều rất tự hào, hàng
xóm cũng chúc mừng họ về sự giỏi giang của Thạch Lâm.
Ngày hôm sau, khi Quốc Vĩ đang viết mấy câu đối trên giấy đỏ để treo
trong ngày Quốc Tế Thiếu Nhi mùng một tháng Sáu, một học sinh nữ hớt
hải chạy vào, thở hổn hển:
“Thầy Vương, mau lên! Tụi con trai đang réo tên Thạch Lâm và bạn ấy
đang cãi cọ với tụi nó. Bạn ấy kiệt sức rồi, nhưng bọn con gái chúng em
không dám giúp bạn ấy, tụi con trai bảo sẽ đánh bất cứ ai làm vậy!”
Khi Quốc Vĩ chạy tới sân thể thao nhỏ của trường, anh nghe thấy tụi con
trai đang chửi mắng Thạch Lâm:
“Đồ giả dối!”
“Đồ con hoang!”
“Con hoang luôn khôn mà!”
“Hỏi mẹ mày xem cha mày là ai. Có phải cái thằng say rượu nào đó mà
mẹ mày nhặt được ở cống rãnh không hả?”
Quốc Vĩ chạy tới, dùng nắm đấm gạt đám con trai đang vây quanh
Thạch Lâm ra. Anh ôm lấy Thạch Lâm và gầm lên, “Ai nói Thạch Lâm
không cha hả? Ai dám nói thêm một lời nào thì sẽ không còn mở miệng
được ra sau khi tôi xử lý! Không tin thì cứ thử mà xem!”
Sợ quá, đám ngỗ ngược chạy thẳng. Thạch Lâm run rẩy trong vòng tay
Quốc Vĩ, trắng bệch như tờ giấy, mồ hôi vã ra trên lông mày và bờ môi