hôn cô không ngừng nghỉ…
Giấc mơ hỗn độn biến mất trong giây lát. Bạc Cận Ngôn tỉnh
giấc, từ từ mở mắt. Anh bật đèn ở đầu giường, ngồi dậy. Đập vào
mắt anh đầu tiên là hình ảnh người đàn ông trong gương, trên
khóe miệng vẫn vương nét cười từ giấc mộng. Bạc Cận Ngôn
xuống giường, rót một cốc nước, nụ cười trên môi càng rõ. Giấc
mơ vừa rồi vô cùng chân thực, chỉ trừ nụ hôn cuối cùng là bị cuộc
điện thoại cắt ngang.
Sigmund Freud
[1]
từng nói, đối với giấc mơ, bộ não của con
người có chức năng gia công trừu tượng. Vì vậy, giấc mơ thường
khác hiện thực, thậm chí cách hiện thực rất xa. Nhưng nếu giấc
mơ gần với cuộc sống hiện thực, vậy thì chỉ có hai khả năng.
[1] Sigmund Freud (1856-1939): bác sĩ thần kinh và tâm lý người Áo
gốc Do Thái. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển
lĩnh vực nghiên cứu phân tâm học. Cho đến nay, mặc dù lý thuyết về
phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta vẫn so sánh
hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với phương pháp
điều trị khác nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng
có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX.
Thứ nhất, do gần đây tinh thần và thể xác mệt mỏi quá độ,
khiến chức năng gia công của đại não đối với giấc mơ bị thái hoá.
Bạc Cận Ngôn mỉm cười. Điều này không thể xảy ra, vụ án gần
đây quá đơn giản, anh vốn chẳng cần động não, sức lực của anh
vô cùng dồi dào.
Vậy thì chỉ có khả năng thứ hai. Một dục vọng mãnh liệt nào
đó bị đè nén đã lâu ở nơi sâu thẳm trong nội tâm của anh đã
hoàn toàn được giải phóng.