Hết học kì thứ hai, nhà trường có chính sách, nếu bạn nào điểm GPA cao
thì được dùng máy đến 11 giờ.
Phải nói là thông tin làm nức lòng không ít người, trong đó có mình.
Và mình may mắn ở trong số những bạn được gia hạn thời gian dùng
máy.
Ôi chao, một tiếng thần thánh. Nhờ có thêm một giờ đó mà mình làm
thêm được bao nhiêu việc và quan trọng nhất là không bị cái nỗi ám ảnh
mang tên “10 giờ” treo trên đầu.
Rồi mọi thứ cũng trôi qua. Mình cũng dần quen với mọi điều. Và đến lúc
này mình chợt nhận ra, cơ thể mình đã được điều chỉnh theo nhịp độ sinh
học một cách kì diệu.
Có nghĩa là làm bất cứ việc gì cũng trong đúng thời gian quy định và tự
động chuyển sang việc tiếp theo. Giờ thì mình không cần đồng hồ báo thức
nữa.
Thế mới thấy, nếu có sự nỗ lực tập luyện, mình có thể “thuần phục” được
chính bản thân mình.
Tuy học hành căng thẳng, vất vả nhưng hầu như bạn nào cũng thích,
cũng vui.
Mỗi ngày lên lớp là một ngày hào hứng, thú vị.
Trong một giờ học, bọn mình được hoạt động rất nhiều, di chuyển luôn
luôn. Và toàn gặp những gương mặt mới mẻ nữa, hi hi. Đơn giản vì mỗi
một môn lại được chọn học ở một trình độ khác nhau với lớp học khác
nhau nên thành ra, có khi vào cùng một khóa nhưng chẳng mấy khi học
cùng nhau. Khái niệm “lớp” ở Mỹ không rõ ràng như ở Việt Nam.
Trong giờ học, chúng mình cũng được tự chọn chỗ ngồi thoải mái. Ở
đây, thầy giáo không quan trọng việc bạn ngồi đâu, ngồi thế nào mà chỉ
quan trọng bạn học ra sao thôi.
Nhưng không phải như thế là tự do muốn làm gì thì làm, vẫn có những
nguyên tắc nhất định. Ví như nếu bạn lỡ ngủ dậy muộn thì có hai hậu quả
mà bạn phải chịu, đó là:
Không còn đồ ăn sáng.