Ngữ liệu để chọn dạy rất chắt lọc. Trong cả năm học, các bạn chỉ học
một số tác phẩm kinh điển như Romeo và Juliet; Giết con chim nhại và một
số truyện ngắn. Tuy ít nhưng những ngữ liệu này rất phù hợp với tâm lý của
lứa tuổi học sinh lớp 8: Tò mò, muốn hiểu về tình yêu và cách ứng xử với
tình yêu của thời xưa và thời nay hoặc mong muốn được “giải quyết”
những vấn đề của cuộc sống bằng những đam mê của tuổi trẻ (Giết con
chim nhại). Hầu hết các truyện ngắn được chọn dạy cũng vậy, nội dung
hấp dẫn, không ngại né tránh những vấn đề được cho là “nhạy cảm” như
giới tính... Những truyện này đều đẹp ở khía cạnh nghệ thuật. Chúng khiến
mình cảm thấy được đắm chìm trong thế giới của văn học. Và một mặt nào
đó, văn học lại chính là hơi thở của cuộc sống, gần gũi và sinh động.
2. Thú vị ở cách dạy
Văn học với một số học sinh Mỹ cũng là môn học thuộc diện “khó
nhằn”. Tuy nhiên, với những trải nghiệm cá nhân, mình rất thích cách dạy
học Văn ở Mỹ.
Thông thường, với mỗi tác phẩm, chúng mình được cùng nhau đọc theo
từng chương. Trong quá trình đọc, có sự hỗ trợ của giáo viên. Học sinh có
thể đặt bất cứ câu hỏi nào cho cô giáo hoặc hỏi lẫn nhau. Sau mỗi chương
sẽ có những giờ trao đổi chung của cả lớp. Khi ấy, cả lớp biến thành một
“diễn đàn” và ai cũng được quyền nói lên ý kiến của mình về chương mà
mình đọc. Thông thường, các ý kiến rất khác nhau, người đồng tình, người
phản đối và giáo viên sẽ làm nhiệm vụ... lắng nghe. Không có đúng, sai,
miễn là bạn phải tìm cách bảo vệ được quan điểm của mình. Những giờ
học như vậy khiến mình quên mất là mình đang học Văn mà tựa như mình
đang được sống cùng với các tác phẩm. Bởi nếu không thực sự hiểu những
gì mình đã đọc được thì sẽ không thể bảo vệ được ý kiến của mình. Nhưng
điều mà mình thấy thích nhất vẫn là những buổi được gọi là “tiệc văn
học”. Hôm đó, mỗi người trong lớp sẽ mang đến một chút bánh ngọt, hoa
quả và cùng nhau bày tiệc. Trong bữa tiệc này, các nhóm sẽ đóng lại một
đoạn trong tác phẩm mình vừa học. Có những trận cười nổ trời. Có cả
những giọt nước mắt vì đồng cảm với nhân vật mà mình nhập vai. Mình
nhớ khi học “Giết con chim nhại”, mình được phân công đóng vai... một