nhân vật “ẩn mình” nhưng đầy nội tâm. Mình đã đứng ở một góc quan sát
các bạn đợi đến khi mình xuất hiện và khi đến vai, mình vừa diễn xuất
vừa... lau nước mắt. Những xúc cảm như thế khiến cho tác phẩm văn học
không chỉ còn là nhiệm vụ phải học của mỗi học sinh mà là khát khao được
nắm giữ “phần hồn” của tác phẩm. Mình yêu tác phẩm này đến nỗi khi về
Việt Nam, mình đã liên hệ với nhà xuất bản để xin được dịch tiếp tập 2 của
tác phẩm này.
Trong quá trình dạy, mỗi câu hỏi của giáo viên cũng rất thú vị. Không
cần thiên về việc ghi nhớ, các câu hỏi chủ yếu mong muốn học sinh trình
bày quan điểm của mình về một vấn đề. Giáo viên cũng thường hỏi những
câu gợi mở sự suy tưởng như: Điểm nào trong truyện theo em chưa hợp lý?
Nếu được thay đổi thì em sẽ thay đổi như thế nào? Em thấy bố cục như vậy
đã hay chưa? Em có cách làm nào khác không?
Để rèn kĩ năng nói, chúng mình thường được nhận những đề tài thuyết
trình sau khi học tác phẩm. Chủ đề vô cùng đa dạng, ví dụ khi học Romeo
và Juliet thì chủ đề có thể là: Trình bày những hiểu biết về nhà văn
Shakespeare. Những điều bạn hiểu về xã hội những năm tác phẩm ra đời.
Một số người cho rằng, nhân vật chính trong truyện có nhiều điểm tiêu cực,
ý kiến của bạn thế nào?... Sau đó, mỗi người trong lớp chọn chủ đề và trình
bày. Đây là cách vừa luyện khả năng nói vừa giúp mỗi người có cái nhìn
sâu sắc hơn về tác phẩm mình vừa học.
3. Thú vị ở cách đánh giá
Những bài văn chấm theo thang điểm 100 nhưng không có tỉ lệ cụ thể.
Hoàn toàn do sự cảm nhận của giáo viên và vì thế học sinh được quyền
“tranh luận” với giáo viên nếu thấy điểm số chưa thỏa đáng. Thông
thường, cứ khoảng một tuần sẽ có một bài viết và cá nhân mình thấy khá
thoải mái với mỗi bài viết này. Các kì thi giữa kì bằng hình thức trắc
nghiệm và không khó một tẹo nào.
4. Thú vị ở đề tài viết
Trong năm học vừa qua, mình ít gặp những đề tài kiểu như phân tích tác
phẩm mà chủ yếu là các đề tài mang hơi thở của cuộc sống. Ví dụ như viết
về những chuyến đi field trip, phỏng vấn bạn cùng lớp về một đề tài nào