đó... Những đề tài gần gũi một mặt giúp nâng cao văn phong xã hội nhưng
mặt khác lại khiến học sinh cảm thấy thoải mái, không bị bó buộc trong
một khuôn khổ nào cả.
Tuy nhiên, cũng theo cảm nhận của mình, học Văn ở Mỹ cũng không chỉ
toàn có những điều thú vị. Có thể do văn hóa Á Đông đã “ngấm” vào máu
nên mình vẫn rất nhớ những bài thơ, những bài ca dao, những tác phẩm
văn học của Việt Nam. Mình cũng nhớ những giờ Văn đã được học khi ở
Việt Nam với giọng giảng bài du dương, giàu cảm xúc của cô giáo. Ở Mỹ,
giáo viên giảng giải không nhiều, học sinh tự học là chủ yếu. Mình nghĩ
cảm xúc có được từ “Em nghe thầy đọc bao ngày/ Tiếng thơ đỏ nắng xanh
cây quanh nhà” (Trần Đăng Khoa) cũng là điều rất tuyệt vời. Có lẽ vì thế
mà trong thời gian ở Mỹ, mình đã tập làm thơ. Viết để nhớ về những vần
điệu tiếng Việt du dương, trong sáng, dịu dàng mà mình đã từng được thẩm
thấu từ những giờ học Văn. Viết để thấy “Ôi tiếng Việt suốt đời ta mắc nợ /
Như nỗi mình, như áo mặc cơm ăn” và “ Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình”
(Lưu Quang Vũ).
Và như trong bài phỏng vấn mới đây nhất, mình đã nói: “Tiếng Anh giúp
em đi xa, tiếng Việt giúp em về gần”. Tiếp thu những điều thú vị mới mẻ để
hiểu sâu sắc hơn về đất nước, về con người trên quê hương yêu dấu, đó là
mục đích chính trong hành trình dài rộng của mình trong thời gian tới.
Trong các môn học ở Mỹ, mình thích nhất là môn Lịch sử.
Thông thường khi nói đến môn Lịch sử, các bạn sẽ thở dài và nói: Ôi
dào, cái môn toàn phải học thuộc lòng, đã thế lại còn ghi nhớ các sự kiện
toàn ngày tháng chán òm.
Nhưng không đâu, nếu bạn học Lịch sử ở Mỹ bạn sẽ mê tít. Có cảm giác
như từng thời kì lịch sử hiện ra trước mắt mình rõ mồn một.
Bao giờ các thầy cô cũng cho phép mình được lên thư viện tìm tài liệu.
Và sau đó mình có thể hóa thân vào bất cứ nhân vật lịch sử nào mình
muốn. Giờ lên lớp, chúng mình được thầy cô cho xem những phim lịch sử
hay không đỡ nổi.
Và có thể tự viết về thời kì lịch sử đó theo cách nào mà bạn thấy hứng
thú nhất.