khắc với bản thân. Nếu tổng kết kinh nghiệm thành công của doanh nghiệp
nhà nước, điều quan trọng nhất là ê-kíp lãnh đạo phải liêm khiết, tự mình
phải gương mẫu chấp hành mọi quy định, luật lệ.”
Cái mẹo chuyển chủ đề câu chuyện của ông Lương vừa rõ ràng lại rất khéo
léo. Ông Thiên buộc phải từ từ đưa câu chuyện trở lại: “Sở dĩ chúng tôi
không làm như vậy là vì mấy người khai sáng Tập đoàn Trường Thiên
trước sau đều coi công ty là của bản thân. Tập đoàn Trường Thiên dựa vào
vốn chúng tôi huy động, bản thân phấn đấu gian khổ, từ nhỏ đi lên. Nếu
Thành ủy các anh bổ nhiệm cán bộ, chính quyền cấp đủ vốn thì không thể
được như ngày hôm nay.”
Để lái câu chuyện, ông Lương không hồ đồ chút nào, kịp thời tiếp luôn một
câu: “Ôi dào, các doanh nghiệp nhà nước ở Cát Hải, phần lớn cán bộ đều
do Thành ủy bổ nhiệm, nhà nước cấp vốn, cũng không ít doanh nghiệp ăn
nên làm ra. Những hiện tượng vừa rồi các anh nói, đúng là có ở một số
doanh nghiệp nhà nước. Nhưng kết luận của các anh có cả quan điểm cá
nhân.”
Câu chuyện đã được nói ra, lại nói rất sâu, tất nhiên ông Thiên không thể
thoái lui. Ông vẫn từ tốn tranh biện:
“Đúng là cũng có nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn tốt, nhưng phân tích
tỉ mỉ thì mỗi doanh nghiệp đều có nguyên nhân. Có doanh nghiệp theo kịp
thị trường, có doanh nghiệp mượn tay cơ chế độc quyền, có doanh nghiệp
là do phẩm chất đạo đức người lãnh đạo. Nhưng vấn đề không chỉ xuất phát
từ những trường hợp riêng lẻ, mà phải nghiên cứu chung. Tôi nói là nói
chung, tức là bản tính con người. Nhất là động lực hành vi của người Trung
Quốc chúng ta không thể tách rời chữ “tư”. Điều này hình thành trong quá
trình lịch sử truyền thống văn hóa ngàn năm, không thể coi nhẹ. Văn hóa
Trung Quốc lấy tư tưởng Nho gia làm mạch chính, mà trung tâm của văn
hóa Nho gia là nhân luận. Hiện thực xã hội Trung Quốc là thế này: một con
người, dù là làm việc, dù là tận tụy với trách nhiệm, đều trước hết lấy bản