tài trợ, ngoại trừ ban nhạc cướp mất con ông. Ông cũng không chủ trương
con mình không lao động mà có cơ ngơi, ngồi hưởng ân trạch của cha để
lại, vì như vậy cũng bất lợi cho sự trưởng thành của con trai. Bây giờ ông
đang tìm cách không để tập đoàn công ty trở về với cơ chế nhà nước. Điều
này không chỉ vì một mình ông, mà cũng vì mấy anh em bao năm nay cùng
hội cùng thuyền chịu đựng gió mưa. Ông không thể để mọi người cởi bỏ bộ
đồ cán bộ, đi chân đất xuống biển, xông vào sóng to gió lớn, sau đấy lại lên
bờ mặc bộ đồ cũ vào người, như vậy liệu có cần phải lội bùn vất vả?
Trước hôm về Bắc Kinh lần này, ở Cát Hải ông có nhã ý mời ông Mai Khởi
Lương, Bí thư Thành ủy và vợ cùng ăn bữa cơm. Ông rất quen ông Bí thư
này. Trong bữa ăn có thể theo cách nói chuyện thân tình, nói về chiến lược
phát triển từ nay về sau của ông, rồi chuyển dần câu chuyện sang Tập đoàn
Trường Thiên. Ông Lương là người cũ của Cát Hải. Lúc ông Thiên xin thôi
việc ở Cục Môi trường ra ngoài làm việc, ông Lương là cán bộ tuyên huấn
của Sở Giao thông - Công nghiệp, tuổi tác, cấp bậc cũng như ông Thiên.
Trong quá trình ông Thiên ra khỏi biên chế làm nhà máy thậm chí sau đấy
doanh nghiệp Trường Thiên đăng ký nhờ vào Cục Tài chính khu công
nghiệp, ông Lương đều biết rõ. Trong những năm đó, ở Cát Hải, Tập đoàn
Trường Thiên nộp thuế thuộc loại nhất nhì, quan hệ cá nhân giữa ông và
ông Lương cũng rất tốt. Cho nên ông Lương nhiệt tình ủng hộ mọi việc của
Tập đoàn Trường Thiên. Trong bữa ăn hôm ấy họ bàn chuyện Tập đoàn
Trường Thiên sẽ về đâu, thái độ của ông Lương hết sức cởi mở.
“Trước tiên phải nghe ý kiến của anh.” Ông Lương nói: “Tập đoàn Trường
Thiên một tay anh dựng nên, anh thấy cơ chế nào thích hợp với nó? Anh là
người có quyền phát ngôn.”
Ông Lương rất thành khẩn và tỏ ra thông cảm, có tác dụng khơi gợi đối với
ông Thiên. Uống thêm vài ly rượu, ông Thiên vốn cẩn thận, không biết tại
sao, nói một câu chưa nghĩ chín lắm: “Anh rõ rồi đấy, Tập đoàn Trường
Thiên là do tôi gom góp dựng nên, đăng ký nhờ Cục tài chính là yêu cầu