Công lý trong kinh tế thường bị vi phạm khá thường xuyên một
cách ngây thơ. Ta có thể nói rằng chính điều kiện kinh tế quyết
định con người hoặc chính con người quyết định các điều kiện kinh
tế. Ta cũng có thể đã nghe nhiều người nói rằng chính hệ thống
kinh tế mới là yếu tố quyết định con người. Họ đổ lỗi hoàn toàn
cho hệ thống dù những sai lầm là do họ gây nên. Cũng có người
cho rằng con người tạo nên tất cả những điều kiện quanh mình,
nếu hệ thống kinh tế xã hội, công nghiệp tồi tệ thì đó là sự phản
chiếu về chính con người. Những sai lầm trong hệ thống sản
xuất của chúng ta chính là sự phản ánh sai lầm của con người. Các
nhà sản xuất không dám thẳng thắn thừa nhận rằng, các sai sót
trong phương thức sản xuất hiện tại ít nhất một phần là do lỗi của
chính họ, những sai lầm này đã mang tính hệ thống và ngày càng
mở rộng. Tuy nhiên, nếu ta đặt vấn đề tách khỏi mối quan tâm
trước mắt của anh ta thì anh ta sẽ dần dần hiểu được đâu là điều
quan trọng.
Quả thật nếu bản chất con người càng ít sai lầm thì bản chất
hệ thống xã hội cũng ít có những thiếu sót. Hoặc nếu bản chất
con người là tồi tệ thì họ cũng sẽ làm xuất hiện một hệ thống xã
hội tồi tệ. Tuy nhiên, có lẽ một hệ thống xã hội tồi tệ nào đó không
thể tồn tại lâu như hệ thống xã hội hiện tại đang tồn tại. Chỉ có
một số ít người vẫn cho rằng con người chủ tâm xây dựng một hệ
thống xã hội có nhiều sai sót. Khi chắc chắn rằng tất cả sai
lầm của hệ thống xã hội đều do con người, thì cũng không có
nghĩa con người chủ tâm muốn tạo ra những sai lầm đó. Chúng ta
sẽ phải trả giá đắt khi cố gắng phớt lờ hoặc tỏ ra quá ngây thơ
trước thực tế này.
Hãy xem xét quá trình bắt đầu của hệ thống công nghiệp
hiện hành. Không ai biết nó sẽ đi tới đâu. Mỗi khi đạt được tiến
bộ là mọi người thấy vui mừng. Không ai có thể nghĩ “vốn” và