mua của người dân đã yếu đi. Doanh số bán hàng của Hãng Ford
vẫn được duy trì, nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng sớm hay muộn nó
cũng phải suy giảm. Tôi đã suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc hạ
giá bán, nhưng chi phí sản xuất lại đang nằm ngoài tầm kiểm
soát. Lương đã tăng cao nhưng năng suất lao động ngày càng thấp
đi. Các nhà cung cấp nguyên liệu thô từ chối thương lượng giảm
giá. Những dấu hiệu rõ ràng của bão tố đang lặng lẽ tiến đến.
Đến tháng 6, doanh số bán hàng của công ty bắt đầu bị ảnh
hưởng: lượng ôtô bán ra giảm liên tục cho tới tận tháng 9. Cần phải
làm một điều gì đó để sản phẩm của công ty phù hợp với sức mua
của công chúng, và hơn thế nữa, phải thực hiện điều đó đủ mạnh để
cho người dân thấy rõ chúng tôi đang thực sự hành động chứ không
chỉ giả bộ. Do vậy, đến tháng 9, chúng tôi giảm giá bán ôtô du lịch từ
575 đô la xuống 440 đô la. Giá bán đã được giảm xuống thấp hơn
nhiều so với chi phí sản xuất, trong khi giá cổ phiếu của công ty
trên thị trường đang tăng mạnh. Động thái giảm giá này đã tạo ra
những phản ứng đáng kể. Chúng tôi nhận được nhiều lời chỉ trích,
kết tội công ty đang làm rối loạn thêm tình hình. Đó chính xác là
những gì chúng tôi đang cố thực hiện! Chúng tôi muốn đóng góp
một phần vào việc đưa giá cả khi đó từ mức giả tạo trở về với thực
chất của nó.
Tôi cũng kiên trì với quan điểm rằng nếu khi đó (hoặc trước
đó), những người sản xuất và phân phối đều cắt giảm đáng kể giá
bán và thực hiện chính sách “vườn không nhà trống” thì chắc hẳn
chúng tôi đã không phải gánh chịu một giai đoạn suy thoái quá dài
như vậy. Hy vọng vào một mức giá cao khiến người ta chần chừ,
không chịu điều chỉnh, nhưng cuối cùng chẳng ai đạt được mức giá
mong muốn đó. Quả thật, nếu những tổn thất này được loại bỏ
hết thì không những sức mua sẽ phù hợp với năng lực sản xuất mà
chúng tôi còn có thể đã cứu vãn được giai đoạn trì trệ kéo dài này. Sự