tới người khác, nhưng kiểu dịch vụ đó không phải lúc nào cũng là tốt
nhất, vì cảm tính thế nào thì sẽ dẫn tới hành động như thế ấy.
Điều đáng nói ở đây là không phải những doanh nghiệp sản
xuất không có khả năng phân chia lợi nhuận công bằng mà đơn
giản là sự lãng phí quá lớn khiến cho họ không còn đủ lợi
nhuận để chia đều cho những người liên quan, mặc dù sản
phẩm của họ luôn được bán với giá rất cao để hạn chế khả năng tiêu
thụ tối đa.
Chẳng hạn, tôi xin nêu một ví dụ về sự lãng phí năng lượng.
Thung lũng Mississipi vốn không có than, trong khi đó dòng sông
Mississipi chảy qua trung tâm của thung lũng này có dòng chảy mạnh
hàng triệu mã lực. Tuy nhiên, người dân ở hai bên bờ sông khi cần
năng lượng hoặc nhiệt để sưởi ấm thì họ lại thường mua than được
chuyển về từ cách đó hàng trăm dặm và kết quả là than được bán
với giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của nó. Hoặc giả khi
không thể mua được than giá cao này, họ lại đi chặt cây để thay thế
nhưng họ không hiểu rằng khi làm như vậy, chính họ đã tự ngăn
mình tiếp cận với nguồn năng lượng to lớn là dòng nước kia. Mãi
gần đây, họ mới nghĩ đến nguồn năng lượng sẵn có này, nguồn
năng lượng có thể có được mà không mất gì ngoài chi phí ban đầu,
nguồn năng lượng có thể sưởi ấm, thắp sáng, đun nấu và dùng
cho số dân cư đông đúc của cả thung lũng này.
Giải pháp xoá đói nghèo không nằm trong sự tiết kiệm
cá nhân mà lại nằm ở việc sản xuất tốt hơn. Khái niệm
“tiết kiệm” đã bị lạm dụng. “Tiết kiệm” chính là sự lo sợ. Trong một
số hoàn cảnh, những con số thực tế lớn về sự lãng phí có thể ám
ả
nh đầu óc con người, thường là của những người theo chủ nghĩa
thực dụng. Và để chống lãng phí, họ chủ trương tiết kiệm. Nhưng
việc tiết kiệm chỉ cải thiện tình hình được đôi chút chứ hoàn toàn
không thể đảo ngược tình thế từ sai thành đúng được.