rằng- một ngày kia, mọi người sẽ đều có đủ những thứ cần thiết
cho cuộc sống theo khả năng và ngành nghề của họ.
Những nhà xã hội học cực hữu đã không đúng khi cho rằng nền
công nghiệp chắc chắn sẽ vắt kiệt sức khỏe của người công nhân.
Thực tế, nền công nghiệp hiện đại đang dần dần làm
thay đổi người công nhân và cả thế giới. Chúng ta chỉ cần học
hỏi thêm về việc lập kế hoạch và về các phương thức sản xuất mà
thôi. Còn chính những sáng kiến và tài năng cá nhân hay khả năng
lãnh đạo của một cá nhân xuất sắc, sẽ mang lại cho chúng ta những
kết quả tốt nhất. Chính phủ, vốn luôn luôn tiêu cực, thường
không thể cung cấp những hỗ trợ tích cực cho bất kỳ chương trình
xóa đói nghèo thực sự có tính xây dựng nào. Họ chỉ có thể hỗ trợ một
cách gián tiếp, dù tiêu cực, bằng cách dỡ bỏ những rào cản đối với
sự tiến bộ và ngừng tạo ra gánh nặng lên cộng đồng.
Theo tôi, nguyên nhân chính của đói nghèo là sự điều chỉnh
thiếu nhịp nhàng giữa sản xuất và phân phối, trong cả nông
nghiệp và công nghiệp, giữa nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực.
Điều này gây ra lãng phí rất lớn. Sự lãng phí này có thể hạn chế
được nếu người lãnh đạo quan tâm hơn tới mảng dịch vụ. Chừng nào
người lãnh đạo còn nghĩ đến tiền nhiều hơn là nghĩ tới việc phục
vụ xã hội thì sự lãng phí đó vẫn còn tiếp diễn. Chỉ những người nhìn
xa trông rộng mới có thể ngăn chặn được sự lãng phí này. Những
người thiển cận chỉ nghĩ đến tiền đầu tiên sẽ không thể nhìn thấy
được sự lãng phí. Họ nghĩ dịch vụ chỉ là sự quan tâm đến người khác
thay vì nghĩ rằng đó là một yếu tố quan trọng nhất trên thế giới.
Họ không biết bỏ qua những mối lợi nhỏ để thấy được những
điều lớn lao hơn, do đó họ cũng sẽ không thấy được đâu là điều
lớn lao nhất. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất của những người
theo chủ nghĩa cơ hội với quan điểm “tiền là trên hết” sẽ là hoạt
động ít lợi nhuận nhất. Dịch vụ có thể dựa trên tình cảm quan tâm