hoá trung gian, lại là một công việc rất béo bở. Khi đồng tiền trở
thành đối tượng của hoạt động thương mại, được mua đi bán lại
trước cả lúc hàng hoá thật được trao đổi, thì những kẻ đầu cơ, cho
vay nặng lãi sẽ mặc nhiên có quyền đánh thuế lên hoạt động sản
xuất.
Chúng ta thấy rằng quan điểm cho rằng những người kiểm
soát đồng tiền có thể duy trì và quản lý hoạt động sản xuất sẽ càng
trở nên mạnh mẽ hơn khi người ta nhớ tới một sự thực là: Mặc dù
tiền bạc được coi như biểu tượng của sự thịnh vượng, nhưng trong
thực tế, của cải sẽ luôn luôn nhiều hơn so với lượng tiền lưu thông,
và của cải thực sự thường bị buộc phải núp sau đồng tiền. Chính
điều này dẫn đến một thực trạng vô cùng trái ngược, đó là một thế
giới giàu có nhưng vẫn luôn thèm khát đồng tiền.
Những thực tế này không chỉ có ý nghĩa về mặt tài chính, được
ghi thành các con số và để đấy, mà chúng còn gắn với vận mệnh
con người và luôn chảy trong huyết quản của nhân loại. Sự nghèo
đói trên thế giới hiếm khi xảy ra bởi sự thiếu thốn hàng hoá mà
thường bị gây ra do những khúc mắc về tiền bạc. Cạnh tranh
thương mại giữa các quốc gia dẫn đến thù hằn dân tộc và những tư
tưởng bệnh hoạn và đến lượt mình những tư tưởng đó lại gây ra
những cuộc chiến tranh sắc tộc. Đó chính là một vài ý nghĩa những
thực trạng này. Như vậy, nghèo đói và chiến tranh, của tôi về hai
điều khủng khiếp vốn có thể ngăn chặn được, đều sinh ra từ chỉ
một nguồn gốc.
Nào, bây giờ chúng ta sẽ cùng xem liệu có thể tạo ra một điểm
khởi đầu cho một giải pháp tốt hơn cho vấn đề này hay không.