Chúng ta không hề biết chắc rằng các bệnh viện được quản lý
như hiện này tồn tại là nhằm phục vụ các bệnh nhân hay các bác sĩ
nữa. Tôi không quên rằng một bác sĩ điều trị giỏi hay một nhà phẫu
thuật giỏi có thể cống hiến một khoảng thời gian to lớn để phục vụ
mục đích từ thiện, nhưng tôi lại không tin rằng chi phí phẫu thuật
nên được tính toán theo mức độ giàu có của bệnh nhân. Tôi hoàn
toàn tin chắc rằng cái được gọi là “quy ước mặc nhận mang tính
nghề nghiệp trong giới y học” là một tai họa đối với loài người và
đối với sự phát triển của y học. Vào thời đó, phương pháp chẩn đoán
chưa được phát triển cho lắm.
Tôi không quan tâm tới việc trở thành một trong những chủ sở
hữu của một bệnh viện mà tại đó, người ta không tiến hành mọi việc
để đảm bảo rằng bệnh nhân được chữa trị theo đúng bệnh thực sự
của mình, thay vì thế lại chữa trị bệnh nhân theo những gì mà bác sĩ
cho là anh ta đang mắc phải. Quy ước “mặc nhận mang tính nghề
nghiệp” này làm cho việc điều chỉnh một chẩn đoán sai lầm trở nên
rất khó. Có nghĩa là một bác sĩ tư vấn, nếu không phải là người cư
xử khéo léo, sẽ không thay đổi chẩn đoán hay điều trị gốc của bác sĩ
mời ông ta đến khi chưa hoàn toàn thống nhất với ông ta, và sau
đó nếu có sự thay đổi thì đó thường là sự thay đổi mà bệnh nhân
không hề biết tới. Dường như có ý kiến cho rằng một bệnh nhân,
đặc biệt là khi đang điều trị trong bệnh viện, sẽ trở thành tài sản của
bác sĩ. Một người bác sĩ tận tâm thật sự thì sẽ không khai thác bệnh
nhân của mình như vậy. Nhưng một bác sĩ kém tận tâm hơn thì lại có
thể làm điều đó. Nhiều bác sĩ dường như coi việc duy trì những
chẩn đoán của riêng họ như sự duy trì những khoảnh khắc phục hồi
tuyệt vời của bệnh nhân.
Mục tiêu của bệnh viện chúng tôi là xóa bỏ đi tất cả những kiểu
điều trị bệnh nhân như thế và đặt lợi ích của bệnh nhân lên vị trí
hàng đầu. Vì thế, đây được gọi là bệnh viện “khép kín”. Tất cả các