Dường như không có lý do gì để bệnh viện thử nghiệm này không
thể thành công. Thành công đó hoàn toàn chỉ là vấn đề về quản lý
và toán học. Kiểu quản lý cho phép một nhà máy phục vụ người tiêu
dùng toàn diện nhất cũng sẽ cho phép một bệnh viện phục vụ bệnh
nhân toàn diện nhất, và với mức giá thấp để mọi người đều có thể
trang trải được. Sự khác biệt duy nhất về vấn đề kế toán giữa
bệnh viện và nhà máy là tôi không kỳ vọng bệnh viện sẽ đem lại lợi
nhuận mà chỉ cần nó trang trải đủ chỉ phí khấu hao trang thiết bị
y tế. Cho tới nay, chúng tôi đã đầu tư vào bệnh viện khoảng 9 triệu
đô la.
Nếu chúng ta không hoạt động từ thiện thì những khoản tiền
hiện tại vẫn được đổ vào các tổ chức từ thiện có thể được dùng để đẩy
mạnh hoạt động sản xuất –nhằm làm cho hàng hóa trở nên rẻ và
cực kỳ đa dạng. Khi đó, chúng ta không chỉ trút bỏ được gánh nặng
về thuế ra khỏi cộng đồng và khỏi những người lao động tự do, mà
chúng ta còn có thể làm gia tăng sự giàu có nói chung. Vì lợi ích cá
nhân, chúng ta để tuột mất quá nhiều điều mà chúng ta cần làm
cho lợi ích tập thể. Chúng ta cần nhiều hơn những tư duy mang
tính xây dựng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng. Chúng ta cần một
loại hình “đào tạo chung” về những sự kiện kinh tế. Hậu quả của sự
thờ ơ đối với nền tảng kinh tế của cuộc sống chính là những
tham vọng xa vời không bao giờ thực hiện được về khoản vốn đầu
cơ, cũng như yêu cầu không hợp lý về đội ngũ lao động thiếu tinh
thần trách nhiệm. Không ai có thể nhận được nhiều thứ từ
cuộc sống hơn những gì cuộc sống đó có thể tạo ra – nhưng
hầu như tất cả mọi người đều tưởng rằng họ có thể nhận
được. Họ muốn có thêm mọi thứ: vốn đề đầu cơ, lao động,
nguồn nguyên liệu thô, và kể cả muốn có thêm người mua người
bán. Một gia đình thường tự biết rằng họ không thể vung tay quá
trán; và ngay cả trẻ nhỏ cũng biết điều đó. Nhưng công chúng thì