khi anh ta rời trường học. Con người chỉ có được sự giáo dục chân
chính thông qua sự rèn luyện trong cuộc sống.
Có rất nhiều loại tri thức, và tri thức đó phụ thuộc vào việc anh
ngẫu nhiên nằm trong đám đông quần chúng nào, hoặc thời thế
tình cờ diễn ra như thế nào, kiểu tri thức nào được coi trọng nhất
vào thời điểm đó. Có nhiều kiểu tri thức khác nhau trong tổng thể tri
thức chung. Xưa kia, tri thức của chúng ta thường chỉ giới hạn trong
phạm vi Kinh thánh. Những ai thấu hiểu kỹ lưỡng cuốn Kinh thánh
là được mọi người kính trọng. Thời đó, kiến thức về Kinh thánh
được đánh giá rất cao. Nhưng ngày nay, thật khó tin rằng liệu sự
hiểu biết sâu sắc về Kinh thánh có đủ để đem lại cho con người
danh tiếng về tri thức hay không.
Theo tôi, tri thức là điều mà một người nào đó trong quá khứ đã
biết và để lại cho thế hệ sau dưới một dạng nào đó tạo điều kiện
cho tất cả những ai quyết tâm giành được nó. Nếu một người được
sinh ra với những khả năng bình thường của con người, nếu anh ta
được trang bị đủ năng lực để sử dụng những công cụ mà chúng ta gọi
là “chữ cái” trong việc đọc và viết, thì sẽ chẳng có tri thức nào thuộc
về chủng tộc của anh ta mà anh ta không thể đạt được cả, nếu anh
ta muốn! Lý do duy nhất mọi người đều không biết hết tất cả
những điều mà trí tuệ con người đã từng biết tới là không ai lại cho
rằng cần phải biết nhiều đến như vậy. Con người thỏa mãn trí
tuệ của mình bằng cách tự tìm hiểu mọi điều cho bản thân mình
hơn là bằng cách tích lũy những điều mà người nào đó đã phát hiện
ra trước đấy. Anh có thể ra ngoài thiên nhiên và thu thập kiến thức
trong suốt cuộc đời mình, và với tất cả những kiến thức anh đã
thu thập được, anh sẽ không bắt kịp ngay cả với thời gian của chính
mình. Anh có thể chất đầy đầu óc mình tất cả những “sự kiện”
của mọi thời đại, và đầu óc anh có lẽ sẽ trở thành một chiếc hộp sự
kiện bị quá tải khi anh càng già. Vấn đề là ở chỗ: Quá nhiều kiến