(1) Tác giả nhầm, vì Enricô học lớp ba ở khu Baretti ca mà (xem nhật kí
tháng mười, ngày thứ hai 17.).
(1) Tôrinô, thành phố lớn ở Bắc Ý, trung tâm công nghiệp và văn hóa quan
trọng, trước là thủ đô vương quốc Xacđênha, rồi thủ đô vương quốc Ý cho
đến năm 1864.
(1) Còn gọi là lóp sơ đẳng hoặc lớp một dưới.
(1) Nhà giam để giáo dục và cải tạo những trẻ phạm pháp.
(1) Các trường học ở Ý phát phân thưởng vào giữa năm học, còn cuối năm
thì chi thi lên lớp thôi (xem nhật kí tháng bảy, ngày 4).
(2) Khu này mang tên đại thi hào Ý thời Phục hưng Toocquatô Tátxô
(1544\- 1595) tác giả thiên anh hùng ca nối tiếng nhất của văn học Ý
Giêruxalem giải phóng.
(3) Khu này mang tên nhà bác ngữ và chính trị gia người Ý nổi tiếng trong
thời cận đại (1802\- 1874).
(1) Xứ Rômanha ở miền trung Ý, đất đai khô xấu nghèo nàn, dân cư thưa
thớt, xưa kia nổi tiếng vê sào huyệt của quân trộm cướp.
(2) Tiếng Ý, trẻ con gọi bà là nonna.
(1) Hoa đồng thảo là hoa của một thứ cây nhỏ mọc tự nhiên ngoài đồng ở
các nước ôn đới, cánh tím đậm, nhị vàng và rất thơm, cũng thường gọi là
hoa tím.
(1) Trong các trường ở các thành phố nước Ý, theo lệ thì đến lúc hết hết giờ
học, người gác cống đến từng lớp, nói một tiếng La tinh Finis, nghĩa là hết
giờ, chứ không đánh trống hay kẻng
(1) Ở Ý thuở ấy các thầy giáo, cô giáo không có lệ phải về hưu, vì kinh
nghiệm và lương tâm của các nhà giáo càng thâm niên lại càng quý; nên cụ
giáo Crôxetti dạy đến tám mươi hai tuổi, và do cụ có xin, mới được về hưu,
sau sáu mươi năm dạy học.
(2) Chú ý: Ông Bôttini nhiêu lúc nói đã học với cụ giáo bốn mươi bốn năm
về trước, có lúc nói bốn mươi năm; còn cụ giáo thì lúc nào cũng nói bốn
mươi năm.
(1) Trung học có hai cấp, tương đương với cấp hai và cấp ba của ta ngày
nay.