HENRY FORD VÀ FORD - ĐẶT THẾ GIỚI LÊN 4 BÁNH XE - Trang 119

Nhưng những nỗ lực vì hòa bình của Ford nhanh chóng chấm dứt. Đáp lại
những lời kêu gọi của Ford là thái độ nhạo báng của chính phủ các nước
châu Âu. Sau một thời gian ngắn ở châu Âu, Ford và phái đoàn của mình
quay trở lại Mỹ với một tâm trạng hết sức thất vọng.

Thái độ của các chính phủ châu Âu đã tác động rất lớn đến suy nghĩ của
Ford. Ông nói: “Họ coi thường những nỗ lực hòa bình của tôi, vậy thì họ sẽ
phải chịu những tai họa do chiến tranh đem lại”. Bực tức sau thất bại của
chuyến đi, khi về Mỹ, một sự kiện nữa lại tác động đến Ford. Một nhà
truyền giáo Do Thái tại Phila- delphia là Joseph Krawkepf đã lên tiếng chỉ
trích những hành động của Ford chỉ là trò trẻ con với mục đích chính là
đánh bóng tên tuổi của mình, chứ không phải nhằm mục đích chấm dứt
chiến tranh.

Sau thất bại của chuyến đi kêu gọi hòa bình ở châu Âu năm 1915, Henry
Ford nhận ra rằng phải làm một điều gì đó thiết thực hơn nếu muốn giữ
được hòa bình trên phạm vi toàn thế giới. Ông cũng tin rằng mở rộng
thương mại và hợp tác quốc tế sẽ là một sự bảo đảm cho hòa bình. Để
chứng minh cho quan điểm này, Ford chủ trương đưa dây chuyền lắp ráp và
những chiếc Model T đến tất cả các nước trên thế giới.

Nhưng mong muốn của Ford đã không thể trở thành hiện thực. Tại những
nước có sự xuất hiện của những chiếc xe kiểu T hay có những nhà máy sản
xuất theo kiểu dây chuyền lắp ráp, khái niệm “hòa bình” vẫn không thể tồn
tại.

Nếu quan điểm của Ford được đặt vào một môi trường kh một thời điểm
khác, có lẽ nó sẽ có những thành công lớn hơn. Tương tự như quan điểm
của Ford, nhưng được đặt trong hoàn cảnh thế giới của những năm cuối thế
kỷ XX, là lý thuyết “vòng cung vàng ngăn ngừa xung đột” của Thomas
Friedman. Friedman cũng cho rằng thương mại và hợp tác quốc tế là quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.