phải trả lời những câu hỏi của cậu bé giúp việc. Sau này khi đã thành danh,
Ford vẫn thường nhắc đến người thợ rèn với một thái độ hết sức kính trọng,
coi người thợ rèn là người thấy đầu tiên và có ảnh hưởng rất lớn đến mình.
Sự chuyển hướng rất đúng đắn và thái độ làm việc nghiêm túc của Ford đã
mang lại kết quả. Sau hai tuần làm việc tại lò rèn, ý tưởng cải tiến nồi hơi
đã đến với Ford trong một lần giúp bác thợ rèn hàn lại một chiếc ấm đã bị
thủng một lỗ lớn dưới đáy. Chiếc ấm đồng là của một người phụ nữ trong
thị trấn mang đến. Không giống với những chiếc ấm khác, do lỗ thủng quá
lớn ở đáy, bác thợ rèn đã sửa nó với cách thức hoàn toàn khác. Cắt một
miếng kim loại lớn vừa với kích thước của đáy ấm và gắn nó với phần thân
trên bằng cách gò hai phần lại với nhau. Kết quả dĩ nhiên là mĩ mãn. Chiếc
ấm được đặt lên bếp đun thử, không một lỗ thủng nào được phát hiện.
Vui mừng trước việc tìm ra giải pháp cho chiếc nồi hơi của mình, Ford nằng
nặc đòi bác thợ rèn chỉ dẫn tỉ mỉ cho mình kỹ thuật gò mà bác vừa thực hiện
trên chiếc ấm. Và thế là với kỹ thuật mới vừa học được, chỉ khoảng một
tuần sau Ford đã cho ra đời một động cơ hơi nước hoàn chỉnh.
***
Việc Ford chế tạo thành công động cơ hơi nước đã lôi cuốn nhóm bạn của
cậu trở lại. Không một chút bực tức về thái độ của họ chỉ cách đây mới hai
tuần, mà Ford vui mừng tiếp nhận sự trở lại đó. Và “nhóm chế tạo” lại tập
hợp được đủ thành viên như trước. Bốn cậu nhóc miệt mài cùng nhau lắp
ráp hoàn chỉnh chiếc động cơ có gắn chong chóng ở trên. Họ dùng một ống
thủy tinh mỏng làm đường dẫn hơi nước. Chong chóng thì được Antony,
người khéo tay nhất trong nhóm cắt ra từ những miếng giấy màuở cửa hiệu
trong thị trấn. Và ngày khởi động cỗ máy cũng đã đến.
Ford quyết định sẽ tổ chức một buổi lễ ra mắt thật ấn tượng. Cậu mời thêm
một số bạn bè cùng lớp và cả bác thợ rèn đến chứng kiến. Vào một buổi