cũng dễ hiểu là tại sao nhóm này lại hoạt động cực kỳ hiệu quả và có đóng
góp lớn trong suốt cả cuộc chiến.
Sau chiến tranh, Thornton người lãnh đạo nhóm nhận ra được khả năng
tham gia vào hoạt động kinh doanh của các thành viên. Nhưng ông đưa ra
một quy tắc: hoặc là chọn cả nhóm, hoặc không ai cả.
Henry Ford II chấp nhận nguyên tắc này của Thornton. Whiz kid bắt đầu
làm việc tại Ford Motor.
Ban đầu, họ làm việc tại phòng kế hoạch của công ty, vẫn dưới sự lãnh đạo
của Thornton, phó là Mc.Namara, Miller phụ trách các báo cáo về quản lý,
Lundy xây dựng kế hoạch tài chính, Reith quản lý ngân sách,... Nhưng chỉ
một thời gian ngắn sau Thornton chuyển đến làm việc cho Hughes Aircraft,
Whiz kid chỉ còn lại 9 người.
Trong thời gian làm việc tại Ford Motor, Whiz kid đã thổi vào bộ máy quản
lý ở đây một luồng sinh khí mới. Tất cả cung cách quản lý cũ đều được thay
thế. Sau khi Harry Bennett - một công thần của Ford Mo- tor bị Henry Ford
II sa thải thì gần như tất cả mọi quyền điều quản lý đều nằm trong tay Whiz
kid. Với chiến lược quản lý mới, với nghiệp vụ quản lý chuyên nghiệp
Whiz kid đã đưa Ford Motor trở lại vị trí dẫn đầu trong nền công nghiệp sản
xuất xe hơi của nước Mỹ những năm đầu thập niên 50. Trong thời gian này,
Ford Mo- tor đã đạt được doanh số bán hàng kục của mọi thời đại: trong
một ngày bán được 100.000 chiếc xe.
Với những hoạt động của mình, Whiz kid đã tạo ra được một mẫu mực điển
hình cho phương pháp làm việc theo nhóm. Nhưng phương pháp của họ vẫn
tồn tại một số điểm hạn chế như: chỉ đơn thuần chạy theo số lượng bằng
cách mở rộng sản xuất, tôn sùng một cách cực đoan phương pháp làm việc
theo nhóm, không hề quan tâm đến tình hình thực tế của thị trường hay
những ý kiến ngoài nhóm.