Box:
Quỹ Ford trên toàn thế giới
Đến năm 1936, hoạt động của tất cả các trường học, bảo tàng, bệnh viện do
Ford thành lập đều được cung cấp tài chính bởi quỹ Ford.
Quỹ Ford do Henry Ford thành lập và hoạt động dưới sự điều hành của
Edsel Ford. Sau khi Edsel (1943) và Ford (1947) qua đời, quỹ này hoạt
động dưới sự điều hành của luật sư H. Rowan Gaither. Đây là một tổ chức
hoạt động độc lập và có Hội đồng quản trị riêng, hoàn toàn tách biệt với
công ty ô-tô Ford. Quỹ là nguồn hỗ trợ cho các cá nhân và tổ chức sáng tạo
trên khắp thế giới với mục đích Tăng cường các giá trị dân chủ, Giảm đói
nghèo và bất công, Phát triển hợp tác quốc tế, Thúc đẩy những thành tựu
của con người... Một trong những hoạt động đáng lưu ý nhất của quỹ này là
thành lập một kênh truyền hình giáo dục miễn phí trên toàn lãnh thổ Mỹ
năm 1952. Chương trình này đã tạo khả năng học tập cho những người
không có thời gian và tiền bạc đến theo học tại các chương trình đào tạo tập
trung. Nó cũng tạo ra giáo dục mới trên thế giới là: đào tạo trực tuyến qua
truyền hình. Sau đó một năm quỹ này còn chi ra 1 tỉ đôla để thành lập một
hệ thống cửa hàng chuyên bán dụng cụ học tập cho trẻ em. Cũng trong năm
này, quỹ Ford mở một chi nhánh đầu tiên ở Ấn Độ. Chúng ta đều đã biết
cuộc “cách mạng xanh” thần kỳ ở đất nước đông dân thứ hai trên thế giới
này đã cứu hàng trăm triệu người thoát khỏi nạn đói kinh niên, nhưng ít ai
biết được rằng cuộc cách mạng đó đã được tài trợ một khoản tiền rất lớn từ
chính quỹ Ford. Năm 1976, quỹ này đã giúp đỡ cho ngân hàng Grameen ở
Bangladesh để ngân hàng này thực hiện một chương trình cho người nghèo
vay vốn. Mohammed Yunus chủ ngân hàng này đã được trao giải Nobel
Hòa bình trong năm này vì những nỗ lực không mệt mỏi nhằm xóa bỏ tình
trạng nghèo đói ở đất nước Nam Á này. Vào những năm 80, quỹ Ford đã
đầu tư 4,5 tỉ đôla vào quỹ giáo dục phòng chống căn bệnh thế kỷ ADIS.