thích sưu tầm các hiện vật lịch sử của mình. Năm 1920, Ford quyết định
xây dựng một bảo tàng trưng bày những hiện vật về lịch sử công nghiệp,
mục đích của Ford khi xây dựng bảo tàng này là “cho công chúng thấy một
bức tranh chân thực về sự phát triển của đất nước”.
Không đi theo lối mòn của những bảo tàng truyền Ford chia bảo tàng trưng
bày thành hai phần: một khu nhà trưng bày những sản phẩm của những phát
minh nổi tiếng và các hiện vật khảo cổ lịch sử của nước Mỹ. Liền kề với
nhà trưng bày là khu trưng bày ngoài trời với cấu trúc công nghiệp sẽ cho
người xem thấy những cỗ máy được làm ra và sử dụng như thế nào. Bảo
tàng được lấy tên của một nhà khoa học nổi tiếng Thomas Edilson - một
người đã khuyến khích Ford rất nhiều trong những ngày đầu ông bước chân
vào con đường sản xuất xe hơi.Được mở cửa lần đầu vào năm 1933, bảo
tàng trưng bày rất nhiều hiện vật trong bộ sưu tập đa dạng của Ford: từ
chiếc xe hơi đến đàn piano, từ một động cơ hơi nước đến một chiếc bơm
dầu.
Sau đó Ford tiếp tục xây dựng một công trình mới lấy tên là Greenfield, đây
là một bản sao của tòa nhà Độc lập nổi tiếng của nước Mỹ. Tại đây có hơn
một trăm ngôi nhà là nơi ra đời của các phát minh nổi tiếng như ngôi nhà
của Thomas Edilson, xưởng sản xuất máy bay đầu tiên của anh em nhà
Wright, ngôi nhà mà Henry Ford sống thời nhỏ và nơi ông làm việc để sản
xuất ra chiếc xe hơi đầu tiên. Tất cả những công trình này đều được chuyển
đến từ chính những nơi mà chúng được xây dựng, và những chi tiết nhỏ
nhất cũng được giữ nguyên bản. Cách trưng bày của Greenfield ban đầu bị
rất nhiều nhà văn hóa lên tiếng chỉ trích. Nhưng cho đến ngày nay, nó đã
chứng minh được rằng mình là sự khởi đầu cho một khuynh hướng trưng
bày hiện đại: trưng bày ngoài trời.
Ngày nay, mỗi năm trung bình có hơn một triệu khách tham quan đến đây
để tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ. Con số này đã chứng minh cho sự hấp dẫn
của bức tranh mà Henry Ford đã tạo ra tại Greenfield.