Hiện nay, quỹ này còn có một chương trình du học miễn phí dành cho học
sinh các quốc gia đang phát triển.
Quỹ Ford có văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 1996, và hoạt động tài
trợ thì đã bắt đầu từ những năm đầu 1990. Quỹ Ford đã viện trợ cho Việt
Nam 549 dự án với hơn 70 triệu đôla Mỹ và các chương trình Quan hệ
Quốc tế, Tình dục, Sức khoẻ sinh sản, Giáo dục và học thuật, Văn hóa nghệ
thuật, Tài chính phát triển, Môi trường và Phát triển. Ngoài ra, Quỹ Ford
cũng đã tài trợ cho 423 người hoàn thành các khoá học thạc sỹ và tiến sĩ
nước ngoài ở nhiều chuyên ngành khác nhau...
Nhìn lại những đồng tiền mà Ford đã tiêu trong khối tài sản khổng lồ của
ông, nhiều người không khỏi giật mình. Họ ngạc nhiên vì tại sao Ford
không bỏ ra một phần nhỏ trong số tiền đó để có thể sở hữu cả một hòn đảo
tuyệt đẹp vùng nhiệt đới, hay đặt hàng một du thuyền lộng lẫy, và rất nhiều,
rất nhiều thứ nữa mà nếu có tiền nhiều người trong chúng ta sẽ làm. Có một
điều dường như đã thành quy luật trong thời đại của Ford là hầu hết những
nhà tư bản giàu có nhất thời kỳ đó đều đặt đồng tiền của họ vào những chỗ
mà ngày nay chúng ta phải ngưỡng mộ. Ông vua dầu mỏ Rockerfeller cũng
đổ một phần không nhỏ tài sản của mình để ngăn chặn cuộc khủng hoảng
của thị trường tài chính năm 1929. Ông vua thép Carrnegi cũng đã làm rất
nhiều những công việc từ thiện. Những người này không chỉ có điểm chung
về cách tiêu tiền mà cách kiếm tiền của họ cũng có sự giống nhau. Họ đều
xuất thân từ nghèo khó và đều phải tự đi lên bằng chính đôi chân của mình.
Phải chăng, cách tiêu tiền vào những mục đích cao cả như vậy xuất phát từ
chính cách kiếm tiền chân chính.