tranh, Edmund là tùy tùng của tướng Washington và là thành viên trẻ nhất
tại Hội nghị phê chuẩn bản Hiến pháp đầu tiên của tiểu bang Virginia vào
năm 1776, khi ông mới 23 tuổi. Randolph cưới Elizabeth Nicholas năm
1776.
Randolph tiếp tục thăng tiến trên con đường hoạt động chính trị. Ông trở
thành thị trưởng Williamsburg và là Tổng chưởng lý Virginia. Năm 1779,
ông được bầu vào Quốc hội Hợp bang và tháng Mười một năm 1786,
Randolph trở thành Thống đốc Virginia, rồi cũng tham dự Hội nghị
Annapolis.
Bốn ngày sau khi Hội nghị Lập hiến khai mạc, ngày 29 tháng Năm năm
1787, Edmund Randolph trình bày Phương án Virginia đề xuất một mô hình
chính quyền trung ương mạnh cấu thành bởi ba nhánh: lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Mô hình này cho phép nhánh lập pháp có quyền phủ quyết các
dự luật của tiểu bang và sử dụng lực lượng quân sự chống lại các tiểu bang
không thực hiện bổn phận của mình. Sau nhiều cuộc tranh luận và sửa đổi,
Phương án Virginia đã trở thành nền tảng chính của bản Hiến pháp.
Mặc dù chính Randolph giới thiệu Phương án Virginia, song quan điểm của
ông dao động giữa ủng hộ chủ trương liên bang và chống chủ trương liên
bang. Ông tham gia Ủy ban chi tiết xây dựng bản dự thảo Hiến pháp, nhưng
đến khi được chấp thuận, Randolph lại từ chối ký vào văn bản này. Ông
cảm thấy văn bản này không đủ tính cộng hòa và đặc biệt lo ngại về thể chế
hành pháp một người. Ông ủng hộ một hội đồng ba người bởi ông coi "một
sự đơn nhất trong nền Hành pháp" là "mầm mống của nền quân chủ". Trong
một bức thư viết về Hiến pháp Liên bang, ngày 10 tháng Mười năm 1787,
Randolph trình bày chi tiết những bất đồng đối với bản Hiến pháp này .
Ông đồng ý rằng Các điều khoản Hợp bang trước đây là không phù hợp,
nhưng phương án mới về Hợp chúng quốc lại chứa quá nhiều sai sót.
Randolph mạnh mẽ yêu cầu cần có các sửa đổi vì ông sợ rằng nếu Hiến
pháp được thông qua mà không cho phép các bang có quyền sửa chữa thì
văn bản này có thể bị bác bỏ và như vậy, sẽ cáo chung cho tất cả các hy