như là một hình thức trao đổi hợp pháp, nhưng Nghị viện lại bác bỏ. Lý do
là vì một số thành viên cơ quan lập pháp lo ngại và không dám bênh vực.
Quốc hội tiểu bang sẽ ghen tị và hiềm khích đối với chính quyền quốc gia
nếu họ không được tham gia. Vì thế, ý tưởng loại bỏ các cơ quan lập pháp
này sẽ không bao giờ được hoan nghênh.
Ngài WILSON: Không có sự bất tương hợp nào giữa các chính quyền tiểu
bang và liên bang, miễn là chính quyền tiểu bang vẫn được giữ lại để thực
hiện những mục đích ở địa phương và cũng không thể bị chính quyền Liên
bang nuốt chửng được. Trong mọi hệ thống chính quyền cổ xưa và hiện đại
thì điều ngược lại mới xảy ra. Chính quyền trung ương sẽ dần dần bị sự
tiếm quyền của những quốc gia thành viên phá hỏng.
Đề xuất của Ngài Pinkney rằng cơ quan lập pháp tiểu bang bầu chọn Hạ
viện bị Hội nghị bỏ phiếu bác bỏ: MA: phản đối; CT: tán thành; NY: phản
đối; NJ: tán thành; PA: phản đối; DE: phản đối; MD: phản đối; VA: phản
đối; NC: phản đối; SC: tán thành; GA: phản đối.
Tranh luận về bộ máy hành pháp Ngày 1 tháng Sáu và ngày 4 tháng Sáu
Cuộc họp này lại tiếp tục thảo luận về đề xuất của Randolph về nhánh hành
pháp. Mọi đại biểu đều tán thành mô hình phân chia quyền lực nhằm kiểm
soát và đối trọng lẫn nhau giữa các nhánh chính quyền. Dù đều thống nhất
quan điểm thiết lập một cơ quan tối cao có nhiệm vụ thực thi mọi đạo luật
của Quốc hội, nhưng các đại biểu lại bất đồng về cách thức bầu chọn và mô
hình của nhánh chính quyền này. Trên thực tế, cơ quan hành pháp là một
điểm rất quan trọng và gây nhiều tranh cãi. Thậm chí, có đại biểu lại đề
xuất mô hình "tam đầu chế” hoặc một Hội đồng Tổng thống với số lượng
không cố định. Nhiều đại biểu lo sợ việc nhánh hành pháp chỉ gồm một
người sẽ dẫn tới thể chế độc tài.
Từ ngày 1 đến ngày 4 tháng Sáu, các đại biểu đã thảo luận sơ bộ về cách
thức và nhiệm kỳ của Tổng thống, nhưng tới cuối tháng Tám, vấn đề này lại
được đưa ra bàn. Vấn đề bầu chọn, nhiệm kỳ và quyền lực của Tổng thống