ĐÀO DUY TỪ
(1572 - 1634)
"Tử Phòng, Gia Cát đời nay"
T
hái Miếu trong Hoàng thành là noi thờ các đời chúa Nguyễn, từ Nguyễn
Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần. Nhưng chính tại đây cũng thờ một người
không thuộc hoàng thân quốc thích, thậm chí xuất thân còn là kẻ "tiện dân".
Bằng tài năng xuất chúng và đặc biệt, nhờ những cống hiến quan trọng cho
chúa Nguyễn, kẻ từng là "tiện dân" ấy đã được đích thân vua Gia Long xét
công đầu trong hàng khai quốc công thần và cho thờ phụng ở nhà Hữu Vu
trước sân Thái Miếu, bên cạnh những Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư
Trinh... Người đó là Đào Duy Từ, quân sư của chúa Nguyễn Phúc Nguyên,
sau được nhà Nguyễn truy phong là Đông các Đại học sĩ, Thái sư Hoằng
quốc công.
Đào Duy Từ sinh năm 1572 ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh
Gia, nay thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Ông vốn thông minh, lại có chí
lớn, sớm nổi tiếng học rộng biết nhiều, lầu thông kinh sử, nắm rõ mọi
chuyện binh pháp, trận đồ... Cha là Đào Tá Hán, một người làm nghề hát
xướng, tương truyền từng làm quản giáp đội nữ nhạc của cung đình thời Lê
Anh Tông. Có thể nhờ được hưởng "gien" di truyền của cha mà sau này,
Đào Duy Từ rất giỏi về nhạc lí; là tác giả vở tuồng kinh điển Sơn Hậu, ông
được coi là tổ của nghề hát tuồng ở Việt Nam. Nhưng vào thời đại mình,
xuất thân của Đào Duy Từ lại là một cản trở lớn đối với sự nghiệp ông. Năm
1592, đến tuổi lều chõng đi thi, ông còn không được phép ứng thí: Quan coi
trường thi cho ông là con nhà phường chèo, đã gạch bỏ tên không cho vào
thi. Đào Duy Từ hết sức buồn bực, càng lấy làm căm giận chế độ vô lí do họ
Trịnh đặt ra ở Đàng Ngoài.
Bấy giờ đã bắt đầu thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh. Nguyễn Hoàng, sau
khi thoát được nanh vuốt của Trinh Tùng, đã đặt vững chân ở đất Thuận