Bùi Viện mất đi ở tuổi 39 thực sự là một tổn thất to lớn của nước nhà.
"Tuần dương quân" bị tan rã, quân sĩ Tàu ô quy phục ông cũng bỏ đi. Kho
tiền "Chiêu thương cục" tích lũy được bị thất thoát. Nhưng bi kịch lớn nhất
là sự nghiệp xây dựng hải quân, vươn ra biển lớn của ông không còn có
người tâm huyết như ông tiếp tục.
BANG GIAO VIỆT - MĨ: NHỮNG CƠ
HỘI BỊ BỎ LỠ
- Năm 1819 đời Gia Long, hai thương thuyền Hoa Kì do thuyền trưởng
John White dẫn đầu cập cảng Sài Gòn để mua đường. Họ đã được Tổng trấn
Gia Định Lê Văn Duyệt tiếp đón tử tế.
- Năm 1831 đời Minh Mạng, Tổng thống Hoa Kì Andrew Jackson dự
định đặt đại diện ngoại giao tại vương quốc Đại Nam và cử ông Shilluber
làm lãnh sự, nhưng vua Minh Mạng đã từ chối.
- Năm 1832, tàu Peacock chở phái đoàn sứ giả Mĩ, do hai ông Edmund
Robert và Georges Thompson dẫn đầu, cập bến Đà Nắng xin trình quốc thư
và thỉnh cầu được kí kết một hiệp ước thương mại. Nhưng vì quốc thư
không ghi rõ tên hiệu của vua và quốc hiệu Đại Nam nên Minh Mạng không
tiếp nhận. Vua chỉ truyền lệnh đón tiếp phái đoàn tử tế ở nhà Công quán và
chỉ định chỗ đậu tàu cho họ là vụng Sơn Trà ở Đà Nắng. Sau đó tàu Peacock
nhổ neo rời Đại Nam đi Xiêm La.
- Năm 1836, tàu Peacock vẫn do đặc sứ E. Robert dẫn đầu trở lại Đà
Nẵng, với hi vọng kí một hiệp ước thương mại. Nhưng E. Robert bị trọng
bệnh, tàu phải rời Đà Nẵng đưa ông đi Ma Cao cấp cứu.
- Năm 1873, như trong bài đã nói, Bùi Viện sang Hoa Kì gặp được Tổng
thống Ulysses Grant, nhưng vì không có quốc thư nên không kí kết được
quan hệ ngoại giao. Hai năm sau, ông lại sang với tư cách khâm sai đại thần
mang quốc thư, nhưng do tình thế thay đổi, việc kí kết không thành.