ĐẶNG LỘ
(Thế kỉ 13 - 14)
Nhà thiên văn và lịch pháp lỗi lạc
Đ
ặng Lộ là cháu nhiều đời của Đặng Nghiêm, người quê ở An Để, Vũ Thư,
Thái Bình, đỗ đại khoa năm Ất Tị (1185) đời Lý Cao Tông khi mới 15 tuổi.
Là người khai khoa cho cả trấn Sơn Nam Hạ, cụ được coi là bậc "tiên hiền"
của một dòng họ được truyền tụng là "Nam phương vượng tộc". Hậu duệ
của vị tiên hiền này có nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng. Trong số đó có Đặng
Ma La đỗ Thám hoa năm 14 tuổi, khoa thi năm 1247 đời Trần Thái Tông,
cùng với hai vị khôi nguyên nữa đều là những người tuổi trẻ tài cao - Trạng
nguyên Nguyễn Hiền và Bảng nhãn Lê Văn Hưu.
Cháu đích tôn của Đặng Ma La là Đặng Nhữ Lâm được vua Trần cử đi sứ
nhà Nguyên năm 1299. Quan sứ Đặng Nhữ Lâm bị vua Nguyên Thiết Mộc
Nhĩ hạch tội vì đã tự ý vẽ đại đồ Cung Uyển thành Đại Đô (Bắc Kinh). Đặng
Nhữ Lâm bị quản thúc tại Đại Đô trong hai năm, đó là thời gian ông có điều
kiện tranh thủ giao du, học hỏi với các học giả phương Bắc và đặc biệt quan
tâm đến khoa thiên văn và lịch pháp. Khi được trở về nước ông đã bí mật
mang một số sách cấm về, sau này truyền lại cho con là Đặng Lộ.
Cho đến nay chưa có tài liệu nào nói về ngày tháng năm sinh, năm mất
của Đặng Lộ. Chỉ biết rằng ông sinh ra ở huyện Sơn Minh, trấn Sơn Nam
(nay là huyện ứng Hòa, ngoại thành Hà Nội), làm quan dưới thời vua Trần
Minh Tông và Trần Hiến Tông (vào khoảng cuối thế kỉ 13, đầu thế kỉ 14).
Ngay từ nhỏ, Đặng Lộ đã say mê quan sát bầu trời. Đêm đêm trăng sáng,
cậu nằm ngửa trên chiếc chõng tre xem xét Mặt Trăng và các vì sao lấp lánh,
chỉ cho các bạn biết đâu là sao Bắc Đẩu theo như những ghi chép trong sách
do bố cậu đem về. Cậu còn biết Sao Mai và Sao Hôm chỉ là một ngôi sao
mọc ở hai thời điểm khác nhau. Đặng Lộ sớm nhận biết sự thay đổi vị trí của