HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 19

tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời
nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

HƠN BẢY TRĂM NĂM SAU

Ngày 10-10-2010, đêm cuối của mười ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long

được tổ chức tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình với một màn trình diễn
rực rỡ sắc màu. Các luồng tia laze chiếu lên nền trời những hình ảnh khổng
lồ tái hiện những chặng đường lịch sử của đất nước. Bên cạnh các anh hùng
chiến trận như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung với
những võ công chiến tích oanh liệt, người ta thấy hiện lên một hình tượng
khác thường: Một vị vua không ngồi trên ngai vàng mà ngồi thiền định trên
tòa sen. Đó là Trần Nhân Tông - vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm cách nay đã
hơn bảy trăm năm. Lịch sử dân tộc Việt không chỉ được viết bằng những
trang rực lửa anh hùng, mà còn có những trang thấm đượm tinh thần nhân
ái, khoan dung, tràn đầy khát vọng hòa bình, độc lập và tự do. Trần Nhân
Tông chính là hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đó của dân tộc.

THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Phật giáo qua những con đường khác nhau đã du nhập vào nước ta từ lâu

đời với các dòng thiền khác nhau cùng tồn tại. Phật giáo phát triển cực thịnh
vào thời Lý, đến thế kỉ 13 đời Trần, ba dòng thiền Thảo đường, Vô ngôn
thông và Tì-ni-đa-lưu-chi đã được hợp nhất thành dòng thiền Yên Tử.

Trên cơ sở dòng thiền Yên Tử, Trần Nhân Tông đã hoàn thiện tạo dựng

nên Thiền phái Trúc Lâm.

Ba vị tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm là:

Trần Nhân Tông (Trúc Lâm đầu đà) - hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng,

được dân chúng gọi là Phật Hoàng. Vua ở ngôi 14 năm, làm thượng hoàng 5
năm, xuất gia 8 năm. Mất ở am Ngọa Vân núi Yên Tử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.