HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 17

Còn đối vói nhân dân, Trần Nhân Tông ban chiếu đại xá thiên hạ, miễn

giảm tô tịch, khoan sức dân.

Có lẽ trên đời ít có vua nào gần dân như Nhân Tông. Mỗi lần đi chơi đâu,

thấy gia đồng các vương hầu ở ngoài vua đều vẫy đến hỏi han tên gì, là gia
đồng của nhà ai. Nhà vua dặn các vệ sĩ không được quát tháo, mắng mỏ các
gia đồng và có lần nói với hoàng tử đi theo:

- Ngày thường thì bao nhiêu người hầu hạ quanh ta. Nhưng khi nước nhà

gặp hoạn nạn thì chính họ đã vì ta mà không tiếc thân.

(Về chuyện này về sau, trong sử triều Nguyễn, Tự Đức phê rằng xử sự

như vậy làm mất vẻ tôn nghiêm của thiên tử!)

Sáng lập Thiền phái Trúc Lâm tu hành

không xa lánh việc đời

Trần Nhân Tông ở ngôi 14 năm, đến năm 34 tuổi truyền ngôi cho con là

Trần Anh Tông, lên làm Thượng hoàng. Những năm đầu ngài rời Thăng
Long về ngự tại hành cung Thiên Trường vui cảnh đồng quê:

Xóm trước, thôn sau tựa khói lồng

Bóng chiều dường có lại dường không

Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(4)

Bài thơ này là bài Thiên Trường vẫn vọng nổi tiếng của Trần Nhân Tông,

hiện được dạy trong chương trình văn học bậc phổ thông.

Từ Thiên Trường, Thượng hoàng vẫn luôn theo dõi để nhà vua trẻ điều

hành chính sự. Có lần Thượng hoàng đột ngột về kinh, đã quá trưa mà nhà
vua vẫn chưa dậy vì suốt đêm ham mê rượu chè. Thấy vậy, Thượng hoàng
không nói một lời, lẳng lặng ngồi kiệu trở về hành cung. Khi tỉnh rượu, nhà
vua sợ hãi toát mồ hôi, vội vã về Thiên Trường quỳ lạy trước sân phủ của
Thượng hoàng. Nhờ có tờ biểu thống thiết của nho sinh Đoàn Nhữ Hài,
Thượng hoàng mới tha cho.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.