Tuấn chức Quốc công Tiết chế, thống lĩnh toàn bộ quân đội. Đích thân ngài
tới bến Bình Than, "họp vương hầu và trăm quan bàn kế hoạch công thủ và
chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu", như sử sách đã ghi lại về sự kiện
này, còn được gọi là Hội nghị Bình Than. Tại đây có câu chuyện Trần Quốc
Toản nhỏ tuổi không được dự bàn đã bóp nát quả cam để tỏ ý chí "Phá
cường địch, báo hoàng ân". Và cũng tại đây, như dã sử lưu truyền, khi thấy
một người bán than chèo thuyền qua trông dáng quen quen, nhà vua đã cho
gọi lại. Người đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, do phạm tội đã
bị triều đình giáng chức, bắt làm thường dân. Người có tội đã phải chịu tội,
nay cũng nên để cho người ta được lập công chuộc tội. Và đức vua đã phục
chức cho vị vương công. Sau này, cả Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư
đều lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Cuối năm 1284, đích thân Thoát Hoan, thái tử vua Nguyên thống lĩnh 50
vạn quân tiến đến biên giới nước ta. Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần
Thánh Tông đã triệu tập các bô lão về kinh để hai vua hỏi ý kiến đánh hay
hàng. Cuộc hội nghị diễn ra ở điện Diên Hồng nên còn được gọi là Hội nghị
Diên Hồng. Đây là sự kiện có một không hai trong lịch sử thời phong kiến
nước ta: dân chủ bàn bạc, lấy ý dân làm gốc, động viên toàn dân một lòng
đánh giặc giữ nước. Tiếng hô "Đánh" muôn người như một đã vang vọng
non sông và trai tráng khắp nơi xăm hai chữ "Sát Thát" lên cánh tay mình, tỏ
rõ ý chí giết giặc lập công.
Trước thế giặc manh, vua Trần chủ trương "vườn không nhà trống" rút ra
khỏi kinh thành Thăng Long. Những ngày đầu, mặt trận Khâu Cáp - Nội
Bàng tan vỡ, đại quân Trần phải rút về Vạn Kiếp. Thuyền ngự chạy về Hải
Đông tránh giặc truy đuổi, trong quan quân không ít người hoang mang, vua
Nhân Tông đã viết lên mạn thuyền hai câu thơ:
Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ
.
Câu thơ ấy đã nhanh chóng lan truyền khắp các đạo quân. Sự bình tĩnh, tự
tin của đấng quân vương đã làm yên lòng quân sĩ. Và cuối cùng, với sự chỉ