ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI TRÊN TRỐNG
ĐỒNG
Chứng tích cho nền văn hóa Đông Sơn đã hình thành và phát triển rực rỡ
ở nước ta cách đây từ 2000 - 3000 năm trước là các trống đồng. Trong số đó
có trống đồng Hoàng Hạ được phát hiện vào tháng 3-1937, trong khi đào
mương dẫn nước, ở độ sâu 1,50 m, thuộc thôn Nội, xã Hoàng Hạ, huyện Phú
Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ. Trống có đường kính mặt 0,79 m, cao 0,615 m, hiện
được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội).
Có thể nói trống đồng Hoàng Hạ là một thứ lịch Mặt Trời mà ngày nay
xem vẫn thấy đúng. (Người ta cho rằng "tấm lịch" này được dùng để phục
vụ nông nghiệp và nghề đi biển của ông cha ta thời cổ đại). Vành ngoài cùng
mặt trống là giới hạn của điểm đông chí. Với một gậy đo dài 80 cm dựng ở
tâm trống, bóng của nó sẽ ngả tới đúng các điểm xác định trên mặt trống
tương ứng với các ngày tiết trong năm: đông chí (22-12), xuân phân (thường
vào 21-3), và hạ chí (22-6).
Ngoài trống đồng Hoàng Hạ, trống đồng Ngọc Lũ cũng thể hiện sự phân
chia mùa vụ trong năm. Trên mặt trống này có hình bốn người cầm gậy đo
bóng đặt vào mặt bốn cái trống, tượng trưng cho bốn mùa.