Mặc dù bài sớ cho tới nay chưa rõ nội dung cụ thể nhưng ai nấy đều biết
quan Tư nghiệp không chỉ hặc tội bảy tên quyền thần mà còn đòi phải đem
chém chúng (nên mói gọi là "Thất trảm sớ"). Cả kinh thành xôn xao, đâu
đâu cũng chỉ thấy bàn về chuyện "kinh thiên động địa" này. Bấy giờ, quyền
can gián vua thuộc các quan ngự sử, nhưng các vị này đều khiếp nhược,
không ai dám lên tiếng. Một vị quan như Chu An (còn chưa phải đại thần)
can ngăn vua, chỉ có thể là người coi thường cái chết. Bởi như thế không chỉ
phạm tội chống phép vua mà còn chống lại cả một tập đoàn quyền thần thao
túng triều chính. Hành động ấy của quan Tư nghiệp là vô cùng dũng cảm, vì
nước quên thân!
Nhiều vị quan sợ liên lụy, gặp Chu An đều lảng tránh. Nhưng cũng có
nhiều người đến thăm hỏi, trong đó có các học trò của ông. Chờ đợi ít lâu
không thấy nhà vua đả động gì đến bản tấu và bọn gian thần vẫn nhơn nhơn
tự đắc, thậm chí còn nhắn nhe đe dọa, Chu An biết nhà vua vẫn giữ thói cũ,
không nghe lời nói thẳng, ông bèn đem mũ áo vua ban, treo ở cửa Huyền Vũ
- ở phía bắc Hoàng thành - trả lại mọi danh lợi của triều đình. Ông lên núi
Phượng Hoàng, huyện Chí Linh làm nhà ở ẩn, lấy hiệu là Tiều Ân - người
tiều phu đốn củi đi ở ẩn. Vua không dám bắt tội, đành nuốt giận bỏ qua
trước uy tín lẫy lừng của ông.
Chu An là ai mà dám thách đố bọn quyền thần ngay giữa triều đình như
vậy?
Chí hướng khác thường
Chu An sinh năm Nhâm Thìn (1292) tại làng Văn Thôn, huyện Thanh
Đàm (sau đối là Thanh Trì vì kị tên huy của vua Lê Thế Tông), thuộc Hà
Nội ngày nay. Từ thủa lọt lòng, cũng như bao đứa trẻ khác, cậu An lớn lên
cùng những lời ru của mẹ, trong đó có lời ru dành cho con trai: "... Trai thì
đọc sách ngâm thơ / Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa / Mai sau nối được
nghiệp nhà / Trước là đẹp mặt sau là ấm thân"...