mở lớp dạy Đông y, để phổ biến các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc
Nam. Và để có danh nghĩa thu hút thêm tăng đồ, cắt đặt người và việc được
dễ dàng hơn, Bá Tĩnh quyết định đi tu. Năm 35 tuổi, ông trở thành sư trụ trì
chùa Giao Thủy, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Không chỉ các tăng đồ chùa
Giao Thủy mà nhiều tăng ni, phật tử trong vùng cũng tìm đến ông học làm
thuốc. Việc giảng dạy đòi hỏi phải có sách. Tuệ Tĩnh gấp rút biên soạn bộ
Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa, đúc kết các bài thuốc dân tộc cổ
truyền. Bằng 580 vị thuốc Nam, ông đúc kết thành 3873 phương thuốc, ứng
trị 184 loại bệnh, tất cả đều qua thực tế chữa bệnh của mình. Vói mỗi loại
bệnh, Tuệ Tĩnh nêu rõ nguyên nhân, bệnh lí, phương pháp trị liệu rồi đề ra
các phương thuốc cổ truyền, ứng theo triệu chứng.
Đặc biệt, ông còn biên soạn bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư bằng quốc âm.
Bộ sách gồm hai quyển, Nam dược quốc ngữ phú và Trực giải chỉ Nam
dược tính phú. Ở quyển thứ nhất, ông dùng chữ Nôm viết theo thể Đường
luật, giói thiệu 500 vị thuốc Nam; ở quyển thứ hai, ông cũng dùng quốc âm
viết theo thể phú, nêu 630 vị thuốc dân tộc. Thơ văn Nôm đời Trần rất hiếm.
Với hai tác phẩm này, Tuệ Tĩnh không những có cống hiến quan trọng trong
lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học nước nhà. Vừa viết sách, vừa chữa
bệnh, vừa đi các nơi gây dựng cơ sở chữa bệnh bằng thuốc Nam, tính ra với
mỗi bộ sách, ông phải mất đến 9, 10 năm trời mới hoàn thành. Nếu tính cả
thời gian sưu tầm tài liệu, thu thập bài thuốc đưa vào sách thì thậm chí
không dưới 20 năm!
***
Nhà Trần đến những đời vua cuối cùng thì suy yếu, phải cống nạp cho
nhà Minh không chỉ các đồ quý hiếm, đặc sản phương Nam mà cả người có
tài khéo nghề tinh. Tài năng của Tuệ Tĩnh đã không lọt qua được con mắt
nhòm ngó của triều đình Trung Hoa. Năm 1385, khi đã 55 tuổi, Tuệ Tĩnh bị
bắt đem cống cho nhà Minh. Đây là một nỗi buồn vô hạn đối với ông, đồng
thời cũng là một thiệt thòi lớn cho nền y thuật nước nhà. Tương truyền sang
Trung Quốc, ông được vua nhà Minh phong cho chức Y tư cửu phẩm. Sau,
do có công chữa khỏi bệnh hậu sản cho hoàng hậu nhà Minh nên ông được