HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 42

phong là Đại y thiền sư. Mặc dù được trọng dụng, Tuệ Tĩnh không bao giờ
nguôi nhớ quê hương. Biết mình sẽ không còn có dịp về lại quê nhà, ông
cho khắc một tấm bia ý nói: "Về sau có ai bên nước nhà sang, nhớ cho hài
cốt tôi về với". Tấm bia sau này đã được rập và đưa về Hải Dương khắc lại.
Hiện nay ở quê hương Tuệ Tĩnh có một ngôi đền gọi là "Đền Bia", thờ tấm
bia được rập khắc lại đó. Và cũng còn có một "tấm bia" khác của Tuệ Tĩnh
được khắc sâu trong lòng mọi người. Đó là hai câu thơ đúc kết thuật dưỡng
sinh ông truyền lại cho đời, tóm lược những gì là cốt lõi nhất của việc rèn
luyện thân thể và sinh hoạt điều độ:

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

"ÔNG THÁNH THUỐC NAM"

Danh hiệu cao quý này dành cho bậc Đại danh y Tuệ Tĩnh quả là xác

đáng. Trong trước tác của mình, ông không rập khuôn theo những gì các đời
trước đã đặt ra. Ông không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các
cây cỏ trước tiên. Ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của những người chỉ
tin vào phù chú mà không tin thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác
nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông,
v.v...

ĐỀN XƯA, CHÙA GIÁM VÀ ĐỀN BIA

Đây là ba di tích liên quan mật thiết đến cuộc đời và sự nghiệp của Tuệ

Tĩnh. Đền Xưa là ngôi đền gọi theo tên làng ông trước đây, nơi cậu bé Bá
Tĩnh đã sinh ra và lớn lên đến năm lên 6 tuổi (là năm cậu bị mồ côi cha mẹ).
Chùa Giám xưa có tên là chùa Hải Triều, thuộc địa phận Yên Trang, nay
thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Khi Bá Tĩnh lâm cảnh
mồ côi, cậu được các sư chùa Hải Triều đón về nuôi. Sau này, chùa được đổi
tên thành chùa Giám, và là ngôi chùa chính thờ Tuệ Tĩnh. Lễ hội chùa Giám

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.