Không, thần Chết của họ là một người đàn bà đẹp, là cô con gái xanh xao
nhợt nhạt của thần Giấc ngủ và thần Bóng đêm với mái tóc loà xoà, bàn tay
trắng và lạnh giá, cái ôm đóng băng, có cái gì giống như một người bạn gái
xa lạ, khi người ta gọi thì bước ra khỏi bóng tối với bước đi chậm chạp và
lặng lẽ, khẽ cúi xuống người chết và chỉ cần một nụ hôn tang tóc đủ khép
đôi môi và đôi mắt của kẻ đó. Thế là cái xác trở nên câm lặng, vô cảm cho
đến khi giàn lửa bao trùm và cuốn lấy cái xác, chia phần linh hồn ra khỏi
vật chất, vật chất trở thành tro tàn còn linh hồn trở thành thần thánh. Tuy
nhiên, vị thần mới này, cũng vô hình với người sống như những con ma đối
với chúng ta, sẽ lấy lại thói quen, sở thích và đam mê của nó, trở lại việc sở
hữu các giác quan, yêu thứ nó từng yêu và ghét thứ nó từng ghét.
Chính vì thế mà trong mộ của một binh sĩ người ta hay chôn theo cái khiên,
cái lao và thanh kiếm, trong mộ của phụ nữ là kim khâu kim cương, dây
chuyền vàng và vòng ngọc của họ, trong mộ của trẻ em là đồ chơi, bánh mì,
hoa quả, một cốc Albat, vài giọt sữa vắt từ vú mẹ khi người mẹ chưa bị kiệt
sữa.
Nếu cái ngôi nhà mà người ta sống trong quãng đời ngắn ngủi của mình
còn quan trọng mức nào với La Mã thì bạn hãy nghĩ xem ngôi nhà họ ở
vĩnh viễn phải được chăm chút ra sao vì các vong hồn ở mãi trong nấm mồ
của họ. Do đó, họ trang trí tuỳ sở thích, một số là những người vui thú điền
viên nghiệp dư với sở thích đơn giản, ưa chè chén, một số ít khác lại sắp
đặt chỗ mai táng của mình trong vườn, trong rừng để thiên thu vui cùng các
thần sông núi, rừng già, được đưa nôi trong tiếng lá xào xạc trong gió, thư