miền cực kỳ rộng lớn, qua sông Nil đến đi Ai Cập, đến Thèbes, Memphis,
Eléphantine, Ethiopie, đến sa mạc tức là đến miền mới lạ. Để chuẩn bị cho
sự nghiệp lớn lao sau này của mình, có thể còn vượt cả César và
Charlemagne, thế giới vô thần đã lớn mạnh quanh biển này. Cộng đồng Cơ
đốc giáo cũng ôm nó trong tay được ít lâu. Những Alexandre, Anmbal,
César đều được sinh ra bên bờ của nổ. Và biết đâu, một ngày người ta lại
nói Bonaparte được sinh ra từ trong lòng nó! Thành Milan cũng mang một
câu vọng "Charlemagne", Tunis cũng hoà theo "thánh Louis". Quân A Rập
xâm lăng cũng túa ra bên bờ của nó; các cuộc thập tự chinh lần lượt trèo
lên, suốt ba nghìn năm qua, nền văn minh soi sáng nó, từ mười tám thế kỷ
qua, Calvaire ngự trị nó!
Mà nếu số phận đưa ngài quay trở lại Rome, tôi cũng bạo gan mà nói với
ngài rằng: "Ngài Chateaubriand, khá thi sĩ, khá mơ mộng và khá thông thái
đã nhìn Rome bằng quan điểm của mình đã đến lúc một con người thực tế,
thay vì chìm mình trong những giấc mơ trên chính thành phố hãy lao mình
vào chân trời sâu rộng hơn. Chẳng còn gì để làm với thành phố đã hai lần
là thủ đô của nhân loại; phải để cánh đồng ấy tự cày lấy thôi". Nếu một
ngày tôi là chủ Tây Ban Nha cũng như đứng đầu Italie, tôi sẽ cho lấp eo
biển Gibraltar đến nước Anh, tôi sẽ phải xây chân tường thành trong lòng
đại dương. Như vậy, thưa ngài Chateaubriand, Địa Trung Hải không còn là
biển nữa mà sẽ là một cái hồ của nước Pháp.
Nếu một con người thiên tài như ngài không báo giờ quay trở lại Rome
nữa, điều này có thể lắm, và nếu tôi còn cầm quyền thì tôi sẽ cử ngài đến
đó không phải với tư cách một chân thư ký quèn mà là đại sứ thật sự. Tôi sẽ
nói với ngài: "Đừng lưu luyến cái thư viện nữa, hãy để nó cho Paris Ovide,
Tacite hay Slléton, ngài hãy chỉ mang một tấm bản đồ thôi, bản đồ Địa
Trung Hải, và đừng bao giờ để rời mắt khỏi nó dù là giây lát. Dù ở đâu
trên thế giới, hứa với ngài ngày nào tôi cũng sẽ giữ nó”.