chuyện gì xảy ra nơi đây cách đây mười tám thế kỷ cũng vào giờ này.
Những ai ở đây đã xuyên qua bóng tốt những toà tháp này. Không chỉ nước
Ý cổ đại đã chết mà nước Ý thời trung cổ cũng không còn. Trong khi tất cả
dấu vết của hai nước ấy còn in trong thành phố vĩnh hằng. Nếu thành phố
Rome hiện đại trưng ra nhà thờ Saint-Pietre và những kiệt tác của nó thì
thành Rome xa xưa chống lại bằng đền thờ Panthéon và những mảnh vụn
của nó. Nếu một thành phố dẫn nhưng nhà tài phiệt của mình xuống từ
Capitol thì thành phố xưa đưa các giáo chủ từ Vatican đến. Dòng sòng
Tibre chia hai vinh quang ngơi nghỉ trong cùng lớp bụi ấy. Rome vô thần
ngày càng chìm sâu vào nấm mồ của nó và Rome Cơ đốc cũng lún xuống
hầm mộ của mình.
Bonaparte thả mình mơ màng trong cách miêu tả thú vị thành Rome, tai
ông lắng nghe nhà thơ nhưng mắt ông lại nhìn xa xăm. Mãi sau, ông nói:
- Thưa ngài nếu như tôi đến Rome, nhất là với cương vị của một tham tán
đại sứ Pháp, tôi sẽ thấy trong Rome thứ khác với Rome của César, của
Dioclétien và của Grégorie VII, tôi sẽ thấy ở đấy không chỉ di sản sau ngàn
năm mà còn thấy bà mẹ của thế giới La Mã tức là từ một đại đế chế chưa
từng đâu có; nhất là tôi sẽ thấy bà hoàng Địa Trung Hải với bình lưu tuyệt
vời, độc nhất thiên hạ, được các nền văn minh cày xới cộng với sự thống
nhất các dân tộc châu Âu. Một tấm gương lần lượt phản chiếu Marseille,
Venice, Corinthe, Athenes, Constantinople, Smyrne, Alexandrie, Cyrène,
Calthage và Cadix; quanh nó, ba phần của thế giới cũ là châu Âu, châu Phi
và châu Á chỉ cách có vài ngày đường.
Nhờ nó, người nào làm chủ Rome và Italie có thể đi đến khắp nơi, theo
dòng Rhône, trái tim nước Pháp, theo dòng Eridan, trái tim nước Ý, qua eo
Gibraltar đến Senégal, đến mũi Hảo Vọng đến hai miền châu Mỹ, qua eo
Dardanelles đến biển Marmara, đến Bosphore, Pont-Euxin tức là Tartare,
qua biển Đỏ đến Ấn Độ, Thibet, đến châu Phi, Thái Bình Dương tức là đến