HIỂU NGHÈO THOÁT NGHÈO - Trang 235

do đâu.

NGHÈO ĐÓI VÀ LÔ GIC CỦA VIỆC

KIỂM SOÁT BẢN THÂN

Kiểm soát bản thân không hề dễ dàng, những người có khả năng tự nhận
thức mỗi khi đưa ra quyết định thường sẽ bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ cám
dỗ trong tương lai. Chiến lược trước mắt là không tiết kiệm quá nhiều, vì
chúng ta biết rốt cuộc ngày mai sẽ tiếp tục phung phí. Mà biết đâu ta lại đầu
hàng trước cám dỗ hôm nay vì ngày mai trước sau gì cũng bỏ cuộc. Lô gic
sai lầm này dễ gặp ở cả người giàu lẫn người nghèo, nhưng ảnh hưởng
không tốt đến người nghèo nhiều hơn so với người giàu.

Thông thường cám dỗ là biểu hiện của những nhu cầu thuộc về bản năng
(chẳng hạn như tình dục, chất ngọt, đồ ăn nhiều chất béo, thuốc lá, tất nhiên
là mức ưa thích của mỗi người không nhất thiết phải theo thứ tự liệt kê trên
đây). Trong trường hợp này, người giàu rất dễ thỏa mãn “cơn thèm”. Khi
quyết định có tiết kiệm hay không, họ có thể chắc chắn tiền tăng thêm sẽ
được chi dùng cho mục đích lâu dài. Vậy nếu trà đường là cám dỗ vật chất
đối với phụ nữ Hyderabad thì người giàu ít có nguy cơ gặp rắc rối hơn.
Không phải vì họ không bị trà đường cám dỗ, mà bởi lẽ họ hoàn toàn có thể
mua trà (hay những thứ thay thế) mà không cần lo sẽ phung phí khoản tiền
khó khăn lắm mới dành dụm được.

Hiệu ứng này càng mạnh mẽ vì người nghèo thường muốn có được những
hàng hóa dịch vụ khá đắt đỏ, chẳng hạn như tủ lạnh hay xe đạp hay đăng ký
cho con vào học trường tốt hơn. Kết quả là khi không có nhiều tiền trong
tay, những cám dỗ vật chất rất dễ khiến họ suy nghĩ lệch lạc (Ngươi sẽ
chẳng bao giờ dành dụm đủ tiền để mua tủ lạnh, giọng nói đó văng vẳng
bên tai. Thôi thì ngồi xuống uống tạm tách trà...)
. Tâm lý này tạo nên một
vòng tròn luẩn quẩn: Người nghèo không thấy tiết kiệm hấp dẫn vì mục tiêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.