HIỂU NGHÈO THOÁT NGHÈO - Trang 236

thường ở rất xa và có rất nhiều cám dỗ dọc đường tới đích. Nhưng đương
nhiên không dành dụm thì sẽ còn nghèo mãi.

[252]

Kiểm soát bản thân khó khăn hơn với người nghèo còn bởi một lý do khác,
đó là phải dành dụm bao nhiêu. Việc này khó khăn với tất cả mọi người bất
kể giàu nghèo. Những quyết định kiểu này buộc ta phải suy nghĩ về tương
lai (với nhiều người nghèo, trầm tư suy nghĩ về tương lai không hề dễ chịu),
phải cẩn thận liệt kê những bất trắc có thể xảy tới, trao đổi bàn bạc với vợ
chồng con cái. Càng có nhiều tiền thì càng có nhiều việc được quyết định
sẵn. Người làm công ăn lương đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao
động cũng đóng góp vào quỹ dự phòng hay chế độ hưu trí về sau. Nếu muốn
dành dụm nhiều hơn, những người này chỉ cần quyết định một lần rồi từ đó
về sau tiền sẽ được tự động trừ vào tài khoản ngân hàng. Người nghèo
không được tiếp cận với những công cụ tài chính tiện lợi này: Ngay cả với
những tài khoản ràng buộc bởi mục tiêu cam kết, người nghèo vẫn phải chủ
động gửi tiền vào tài khoản. Để có thể tiết kiệm mỗi tuần hay mỗi tháng, họ
phải hết lần này đến lần khác khắc phục vấn đề kiểm soát bản thân. Mà
chuyện này cũng giống như cơ bắp: Hoạt động quá mức sẽ bị mỏi. Vì thế
cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người nghèo cảm thấy khó tiết
kiệm.

[253]

Điều này càng trở nên phức tạp khi trong thực tế người nghèo,

như đã bàn trong Chương 6 về rủi ro, đang phải sống trong tình trạng căng
thẳng, mà căng thẳng thường xuyên sẽ tạo ra chất cortisol khiến người ta dễ
đưa ra những quyết định bốc đồng. Vì lẽ đó, người nghèo vừa bị hạn chế về
nguồn lực, vừa gặp nhiều khó khăn hơn khi kiểm soát bản thân.

Với cả hai lý do nói trên, không có gì lạ nếu tỉ lệ tiết kiệm trên tổng giá trị
tài sản thuần hiện tại (bằng của cải cộng thu nhập) của người giàu cao hơn.
Và vì tiết kiệm hôm nay sẽ cấu thành tổng giá trị tài sản thuần ngày mai,
tình trạng này sẽ tạo nên mối quan hệ đường cong chữ S giữa tài sản thuần
hôm nay và tài sản thuần tương lai. Người nghèo dành dụm tương đối ít ỏi,
vì thế nguồn lực tương lai của họ thường thấp. Vậy thì khi giàu có hơn,
người ta sẽ bắt đầu dành dụm nhiều hơn, đồng nghĩa với việc sẽ có tương
đối nhiều của cải hơn trong tương lai so với người nghèo. Cuối cùng, khi đủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.