HIỂU NGHÈO THOÁT NGHÈO - Trang 243

và đổi mới phi thường của đại đa số người nghèo. Có vô vàn câu chuyện về
tính kiên cường và sức sáng tạo của những người làm ăn quy mô nhỏ. Đó là
nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào “xã hội hóa kinh doanh” và
tài chính vi mô gần đây. Phong trào này ra đời dựa trên nền tảng coi người
nghèo là những doanh nhân bẩm sinh, và có thể xóa đói giảm nghèo bằng
cách cung cấp cho người nghèo môi trường thích hợp và hỗ trợ họ trong giai
đoạn khởi nghiệp. Trích lời John Hatch, CEO của FINCA, một trong những
tổ chức tài chính vi mô lớn nhất thế giới: “Hãy mở cánh cửa cơ hội cho cộng
đồng người nghèo và tránh qua một bên.”

Tuy nhiên vẫn còn đó những trường hợp người nghèo không có động thái
thay đổi nào dù ta đã tránh qua một bên. Từ năm 2007, chúng tôi đã làm
việc với Al Amana, một trong những tổ chức tài chính lớn nhất Ma rốc để
đánh giá tác động của tiếp cận tín dụng vi mô tại khu vực nông thôn, khu
vực lâu nay không được hưởng lợi từ các nguồn tài chính chính thức. Sau
khoảng hai năm, kết quả nghiên cứu cho thấy Al Almana không có nhiều
khách hàng như mong đợi. Dù không hề có cạnh tranh nhưng chưa tới 1/6
gia đình đủ điều kiện vay thực sự quan tâm vay vốn. Để tìm hiểu lý do,
chúng tôi cùng nhân viên Al Amana đến phỏng vấn một vài gia đình trong
làng Hafret Ben Tayeb, nơi không có người nào tham gia vay vốn. Chúng tôi
được ông Allal Ben Sedan, cha của ba đứa con trai và hai đứa con gái đã
trưởng thành, tiếp chuyện. Ông có bốn con bò, một con lừa và tám mươi cây
ô liu. Một đứa con trai của ông làm việc trong quân đội; đứa khác thì chăm
lo gia súc; đứa thứ ba thường nhàn rỗi (việc chính của anh ta là bắt ốc mỗi
khi đến mùa). Khi được hỏi liệu có muốn vay vốn mua thêm bò để tạo công
ăn việc làm cho đứa con trai ăn không ngồi rồi của mình không, ông Ben
Sedan giải thích rằng ông có ít ruộng quá nên có mua thêm bò thì cũng có đủ
chỗ cho bò gặm cỏ. Trước khi rời đi, chúng tôi hỏi một lần nữa liệu ông có
muốn làm gì khác với số vốn có thể vay không. Ông nói như đinh đóng cột:
“Không, chẳng có việc gì cả. Chúng tôi đủ sống rồi. Chúng tôi có bò, có ô
liu để bán. Chừng đó là đủ cho gia đình tôi.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.