trong bối cảnh cụ thể của quốc gia đó. Sachs lại tin rằng thể chế kém cỏi là
căn bệnh của những nước nghèo: Chúng ta có thể giải quyết được vấn đề đói
nghèo dù trong chừng mực hạn chế, ngay cả ở những nơi có thể chế tồi tệ
bằng cách tập trung vào những chương trình cụ thể, có thể đo lường được;
giúp người dân giàu có hơn và có điều kiện học hành tử tế hơn, từ đó khởi
động một chu trình tích cực tạo tiền đề cho thể chế phù hợp xuất hiện.
Chúng tôi đồng ý với cả hai: Nếu chỉ tập trung vào THỂ CHẾ vĩ mô vì cho
rằng đó là điều kiện cần và đủ để đem lại những thay đổi tốt đẹp thì xem ra
không hợp lý. Hạn chế về mặt chính trị là có thật, và điều này khiến ta khó
mà tìm ra các giải pháp vĩ mô cho những vấn đề to tát. Nhưng vẫn có nới
lỏng đáng kể đủ để cải thiện thể chế và chính sách từ phía ngoài rìa. Suy xét
cẩn thận về động lực và hạn chế của mọi người (người nghèo, viên chức nhà
nước, người đóng thuế, chính trị gia đắc cử và v.v...) có thể giúp xây dựng
các chính sách và thể chế phù hợp hơn, ít có nguy cơ bị nạn tham ô hay tắc
trách bóp méo hơn. Những thay đổi này không phải một sớm một chiều
nhưng hoàn toàn có thể tự duy trì và phát triển. Đây có thể là khởi đầu cho
một cuộc cách mạng âm thầm.