HIỂU NGHÈO THOÁT NGHÈO - Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

S

áu tuổi, Esther lần đầu biết tới thành phố Calcutta qua tập truyện tranh về

Mẹ Teresa. Thành phố này chật chội tới mức mỗi người chỉ có gần 1 mét
vuông để ở. Trong đầu em hiện lên hình ảnh một thành phố rộng lớn như
bàn cờ với những ô vuông 30x30 kẻ thẳng trên mặt đất. Ô nào cũng chằng
chịt dấu chân người. Khi đó Esther chưa biết mình và vùng đất ấy sẽ có mối
nhân duyên gì.

Cuối cùng vào năm hai tư tuổi, khi đang là sinh viên trường đại học MIT,
Esther thực sự đặt chân đến Calcutta. Trên đường vào thành phố, cô thoáng
thất vọng trước những gì mình nhìn thấy qua cửa kính xe taxi. Không gian
trống ở khắp nơi - cây cối, thảm cỏ, những lề đường trống trải. Tất cả những
người khốn khổ được vẽ sống động trong tập truyện tranh kia đâu rồi? Họ đi
đâu cả rồi?

Sáu tuổi, Abhijit đã biết người nghèo sống ở đâu. Họ sống trong những căn
nhà xiêu vẹo đổ nát sau lưng nhà em ở Calcutta. Hình như đám trẻ con nhà
nghèo lúc nào cũng dư dả thời gian chơi đùa và chơi trò gì cũng siêu. Mỗi
lần chơi bắn bi, bi của Abhijit cuối cùng thế nào cũng chui tọt vào túi quần
cộc rách rưới của bọn trẻ nhà nghèo. Abhijit vô cùng ghen tị.

Người nghèo hay bị đóng khung vào những mô tuýp rập khuôn. Khuynh
hướng này tồn tại từ rất lâu, kể từ khi đói nghèo xuất hiện. Trong các học
thuyết xã hội cũng như trong văn chương, hình ảnh người nghèo được khắc
họa như sau: không lười biếng thì dám nghĩ dám làm, không cao quý thì
trộm cắp, không giận dữ thì thụ động, không vô vọng thì tự lực cánh sinh.
Ứng với suy nghĩ định kiến đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi quan điểm chính
sách cũng chỉ quẩn quanh những công thức đơn giản: “Thị trường tự do cho
người nghèo”, “Thực hiện nhân quyền thực sự”, “Giải quyết mâu thuẫn
trước”, “Bơm nhiều tiền hơn nữa cho những người bần cùng”, “Viện trợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.