3. Khơi gợi mọi người cùng trò chuyện về ý kiến của họ.
4. Bổ sung thêm một, hai ý tưởng của riêng mình.
5. Yêu cầu mọi người chọn ra một bước hành động.
6. Yêu cầu mọi người chia sẻ về điều đó với nhóm.
Các bước này đều không tốn thời gian mà lại kích thích được sự gắn bó, tạo bầu không
khí tích cực, và – quan trọng hơn hết – thúc đẩy hành động. Và, dĩ nhiên, phương pháp
này sẽ dễ đạt hiệu quả hơn là chỉ đơn thuần đọc các slide dài lê thê.
Cách này cũng sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú và việc thuyết trình cũng bớt tẻ nhạt vì
không phải nói quá nhiều.
3. TẬP TRUNG VÀO ƯU THẾ
Bạn có lý do để thuyết trình – chẳng hạn, bạn có vốn chuyên môn về một lĩnh vực, bạn
có danh tiếng, có sức ảnh hưởng tới khán giả, mọi người muốn bạn nói về tình hình
trong ngành…
Cho nên, hãy tập trung vào lý do vì sao bạn xuất hiện trước mọi người.
Hãy nghĩ mà xem, chẳng ai muốn ngồi nghe một bài thuyết trình tẻ nhạt khiến họ chán
ngấy! Thật ra họ cũng ủng hộ bạn. Họ cũng muốn bạn trình bày thật hứng thú.
4. NGẮN GỌN
Hãy duyệt lại nội dung từng chút một và tự hỏi “Giữ lại, lược bỏ, hay cho vào phụ
lục?”
Giữ lại: nếu thông tin quan trọng.
Cắt bỏ: nếu thông tin không cần thiết.
Phụ lục: nếu đó là thông tin bổ sung hữu ích.
Tôi đã chỉ cách này cho một khách hàng. Cô ấy đã áp dụng vào bài thuyết trình 30
trang, và rốt cục giữ lại 12 trang, lược bỏ 9 trang, chuyển 9 trang sang phần phụ lục.
Nói cách khác, cô ấy đã cắt bỏ những nội dung kém quan trọng nhất – chiếm 60% bài
thuyết trình – chỉ trong năm phút.
Cô ấy đã cảm thấy tự tin hơn hẳn và có được một bài thuyết trình tuyệt vời.