Năm sau?
Một trong những lợi thế trong hoàn cảnh của tôi là tôi không thể làm theo lối cũ được.
Dù gì thì khi tôi quay sang trái cũng chẳng có cái công tắc nào. Tôi buộc phải chuyển
hướng. Nhưng trường hợp của bạn thì khác:
Bức email kế tiếp của bạn có thể sẽ đầy hiệu quả hoặc tệ hại.
Bài thuyết trình kế tiếp của bạn có thể đầy thú vị và thôi thúc hành động, hoặc có
thể đầy thông tin tẻ nhạt.
Cuộc họp giao ban sắp tới của bạn có thể sẽ là một cuộc hội ý 10 phút đầy hiệu
quả hoặc kéo dài cả giờ đồng hồ với những tràng độc thoại nối tiếp nhau.
Cho nên, lời khuyên cuối cùng của tôi dành cho bạn là: hãy tự cố gắng nắm bắt những
kỹ thuật mà bạn yêu thích nhất. Để giúp chính mình, hãy dùng đến “ngoại lực” – đừng
chủ quan chỉ dựa vào não bộ của mình để ghi nhớ – chẳng hạn:
Đăng ký theo dõi các thủ thuật hằng tuần của tôi để củng cố các thông điệp then
chốt trong sách – tại địa chỉ www.andybounds.com/tips
Tận dụng mọi phương tiện để thường xuyên tự nhắc nhở – soạn nhật ký làm việc,
ghi trên màn hình screensaver của máy tính, trên giấy ghi chú đặt trên bàn làm
việc, dòng chữ ký tự động ở cuối thư, chẳng hạn “Những bước tiếp theo là gì?”…
Nhờ đồng nghiệp hỗ trợ – kể cho đồng nghiệp/cấp trên biết rằng bạn đang nỗ lực
thay đổi và nhờ họ nhắc nhở mỗi khi bạn quên.
Tìm đến một chuyên gia huấn luyện.
Báo cho cấp trên biết rằng bạn muốn đưa việc cải thiện năng lực truyền thông và
giao tiếp của chính mình vào danh sách chính thức các mục tiêu phát triển cá
nhân.
Dùng các biểu mẫu trong Phụ lục.
Bạn hãy vận dụng mọi phương cách giúp chính mình ghi nhớ đúng lúc.
Một điều nữa để bạn suy ngẫm: mọi người thường bảo tôi rằng họ bị ngộp với khối
lượng công việc. Họ bảo rằng “nhưng chuyện này có lẽ phải mất tới sáu tháng để thay
đổi”.
Và tôi đáp lời họ: