Trái lại, kế hoạch của Hitler - xuất kỳ bất ý đánh thẳng vào giữa bằng
một cuộc tấn công phát xuất từ Luxembourg - có rất nhiều may mắn làm cho
bộ tham mưu Pháp gặp nhiều thiếu sót, vì người Pháp còn suy luận trên dĩ
vãng nhiều hơn người Đức.
Keitel nói : "Jodl và tôi lập tức bị quyến rũ bởi quan niệm chiến lược
có bản sắc và đầy sinh lực của Fuhrer".
Georing nói : "Fuhrer điều khiển chiến tranh theo cách sau đây : ông
cho các chỉ thị tổng quát, đoạn, sau khi nhận được các đề nghị của các vị
Tư lệnh, ông phối hợp các đề nghị này với nhau và làm nên một kế hoạch
duy nhứt để đem ra bình luận trước các người thừa hành chính.
"Những kế hoạch chiến trận phía Tây hoàn toàn là của ông. Ông có hỏi
ý người nọ, người kia, nhưng tôi cần nói là ý tưởng chiến lược chủ yếu là
của một mình ông. Chỉ một mình ông có quan niệm đánh thật mạnh về phía
Nam với những lực lượng hùng hậu và dứt điểm bằng một trận đánh duy
nhứt. Ông rất có thiên khiếu về chiến lược.
"Bộ tham mưu quân đội có một kế hoạch kém nhiều về một trận đánh
trực diện vào vùng sông Meuse.
"Hitler cũng có ỷ tưởng dùng quân nhảy dù và các toán quân không
vận, trước hết ở Gand, rồi đến trận đánh các cầu trên sông Meuse, ở
Mordryck, Dordrecht và Rotterdam. Cũng chính ông đã xuất kỳ bất ý đánh
chiếm sông đào Albert và pháo đài Eben Emael".
Từ nhỏ, ông đã chăm chỉ và say mê nghiên cứu các đại binh thư cổ
điển: của Moltke, Sclilieffen, nhứt là Clausewitz. Ông đã được thấm nhuần
về các trận đánh lớn trong lịch sử, trước hết là các trận đánh của Frédéric II.
Khả năng tổng lược hóa của bộ óc ông, ở giữa những đám mây mù chồng
chất, đã giúp ông nắm vững cái ý nghĩa ngàn đời và đơn giản của các trận
đánh. Ông có trực giác, ấy là một thiên khiếu chiến lược căn bản. Chỉ một
mình ông, trong số các nhà lãnh đạo Đức, đã có một ý niệm đúng đắn về sự
suy yếu và sự sa sút về binh thuyết của đối phương. Sau hết, óc tưởng tượng