về một số trung đoàn, biến đổi những trung đoàn đó đi rồi gọi đại là Sư
đoàn".
Những đòi hỏi thịnh nộ đó, cái thái độ không chấp nhận có điều gì
không thể làm được đó, kèm theo những cơn nổi giận khủng khiếp và những
đe dọa kinh hồn, chắc chắn đã cho phép Hitler đạt được những thành quả
khổng lồ, những thắng lợi thực sự về quân sự và kỹ nghệ. Nhưng ngược lại,
bề trái của những cái đó là sự gian lận và giả dối để che mắt cấp trên. Hitler
đã nói một cách thỏa chí: "Các tướng lãnh không bao giờ đến gặp tôi để nói:
"Tôi thiếu đại bác, thiếu chiến xa, thiếu đạn v.v..." họ đâu có dám nói vậy !
Nhưng họ thường báo cáo láo và đã hơn một lần Hitler chỉ thấy cỏ mặt tiền
và hư ảnh thay vì thực lực đáng tin cậy...."
Nhưng, Keitel nói, ông ta hết sức nghi ngờ, Ông nói :
"Tôi biết rõ các báo cáo của người ta trình tôi luôn luôn làm nương theo
chiều hướng ý nghĩ của tôi. Vì vậy tôi phải thấy chắc chắn hai lần để có thể
tin là thật".
Sự không tin người, nơi Hitler, đã phát sinh cùng lúc với ông, nghĩa là
bẩm sinh. Nó là một phần căn bản của tính tình hung dữ và u ám của ông.
Nhưng ông càng lớn lên thì cái tính không tin người nó cũng càng lớn mạnh,
trong buổi thiếu thời nghèo nàn và bị bạc đãi, trong cuộc đấu tranh cam go
giành quyền bính. Đã hơn một lần ông suýt bị lật nhào bởi cuộc biến động
của đảng Quốc Xã ông đã sống lâu ngày trong sự rình rập ở giữa những bộ
mặt đáng ghét như Roehm hay Gregor Strasser. Lên tới tột đỉnh của quyền
lực, bề ngoài xem ra vững chãi như bàn thạch, nhưng lúc nào ông cũng giữ
cái nhìn u ám và lo âu của những bạo chúa. Sự tập trung hoàn toàn tất cả
mọi quyền chỉ huy trong tay ông không phải chỉ là hậu quả của một sự độc
tài ghê gớm; mà đồng thời, cũng là một biện pháp đề phòng nữa.
Những cuộc thẩm vấn và thảo luận trong vụ Nuremberg đã mang lại
một ánh sáng toàn bích và quyết định về tính chất và sự điều hành của chính
quyền quốc xã. Đã có mặt Hitler, và chỉ có thế.