mùng 5, Đô đốc Raeder báo cáo rằng một tàu ngầm Anh có lẽ đã nhận ra
một chiếc tàu trong đoàn tàu viễn chinh. Ngày 8, người Anh gài mìn trong
hải phận Na-Uy.
O. K. W. tưởng bí mật đã bị bại lộ.
Nhưng không. Quân phía Đồng minh thiếu cảnh giác. Và một may mắn
duy nhất, một cái may của kẻ mạo hiểm, vẫn tiếp tục che chở Hitler.
Những huấn thị rất tỉ mỉ được ban hành để ngụy trang đoàn tàu. Tàu
phải treo cờ Anh, chỉ trả lời bằng tiếng Anh những câu hỏi có thể người ta sẽ
hỏi và để có thể giải thích chuyến đi tới Na-Uy. Chính các chiến hạm cũng
phải đội lốt những tàu Anh nhất định : Chiếc Koeln đội lốt tàu H. M. S.
chiếc Koenigsberg đội lốt tàu H. M. S. Calcutta, vân vân...
Tin về cuộc đổ bộ Na Uy là một điều bất ngờ hoàn toàn. Nhất là một
điều không thể tưởng tượng được, là sự có mặt mười chiếc khu trục hạm
Đức đầy nhóc binh sĩ trước Narvik, cách vòng tròn Bắc cực 500 cây số. Bộ
tư lệnh Hải quân Anh thoạt tiên tưởng rằng có sự lầm tên, và cho đó là
Larwick gần Oslo, chứ không phải Narvik.
Falkenhorsl nói : "Binh sĩ Đức đã nhận được một lời chỉ dẫn đặc biệt về
nước Na Uy. Trong đó có một đoạn văn tả dân tộc Na Uy : họ yêu chuộng tự
do, và phải để ý đến tình cảm đó. Không nên hành hạ họ, và phải giải thích
cho họ rằng nước Đức chỉ muốn bảo vệ bờ biển của Na Uy chống lại quân
Anh mà thôi". Bảng chỉ dẫn cũng có một đoạn trích của hòa ước La Have về
sự cấm chỉ cướp giựt và sự quy định quyền trưng dụng, v.v...
Vì ý của Hitler là làm cho dân bị chinh phục chấp nhận sự chinh phục.
Ngay vào lúc các đoàn quân vượt biên giới hay đặt chân lên bãi biển, các vị
Đại sứ Đức tại Đan Mạch và Na Uy đã đến gặp các nhà lãnh đạo chính phủ
các xứ nầy để xin chấp nhận một việc đã rồi. Cuộc vận động ngoại giao đó
thành công ở Copenhague và thất bại ở Oslo.
"Lý do của sự thất bại, Palkenhorst nói, là vì Hitler yêu sách quá,
muốn bắt chính phủ Na Uy phải chấp nhận Quisling, Khi tôi tới Oslo ngày