đổ bộ lên chung quanh để bao vây hải cảng Narvik. Hitler có cảm tưởng
rằng tại Narvik ông đã thua rồi.
Jodl nói: "Ngày 14 tháng tư, ông đưa ý kiến cho toán Dietl rút về phía
Nam. Tôi cho hay điều đó không thể làm được vì địa thế không cho phép.
Ông liền cho gọi một Giáo sư ở lnnsbruck biết về núi non Na Uy tới. Ồng
này xác nhận ý kiến của tôi là đúng".
"Fuhrer liền tính di tản bẳng đường biển nhưng tin chắc sẽ mất cả toán
Dietl. Ngàv 17 tháng tư, ông ra lệnh cho toán này phải kháng cự đến kỳ
cùng".
Theo hai nhà viết sử của Bộ tư lệnh Đức, Helmuth Greiner và Gert
Buchheit, tình thế khó khăn của toán Dietl gây nên một sự khủng hoảng về
chỉ huy (mặc dù toán này chỉ gồm một Trung đoàn trong một đạo quân có cả
trăm Trung đoàn như vậy .
Buchheit nói : "Hitler mất phong độ. Lần đầu tiên ông tỏ ra thiếu bình
tĩnh và cương quyết trong nghịch cảnh, mặc dù ông là người có khả năng
dám quyết định những điều gan dạ. Chỉ có nghịch cảnh chứng tỏ đặc tính
của một thủ lãnh đích thực, ông cúi lom khom trên bàn hàng giờ để tính đi
tính lại những phương cách cấp cứu Trung đoàn leo núi Dietl. Một hành
động hữu hiệu trên đất hay dưới biển đều không thể được, chỉ còn Không
quân có thể tiếp tế đạn dược, ski và một khẩu sơn pháo với bộ phận thảo
rời. Khốn thay, thời tiết ở miền gần Bắc cực không thuận, nghĩ đi nghĩ lại,
Hitler lại định gởi viện binh tới Narvik qua ngả Thụy Điển, để đồng thời có
thể kiểm soát luôn các mỏ sắt, Vua Gustave V đã truyền áp dụng những biện
phảp quân sự để bảo vệ khu hầm mỏ Kiruna-Gaellivare, ông phải một sử giả
đặc biệt tới chống lại mưu toan đó. Goering cũng chống biện pháp này và
cho là mạo hiểm. Hitler bỏ ý định đó và đành bỏ Narvik bằng cách chỉ thị
cho toán Dietl rút sang Thụy Điển".
Còn Greiner thì nói : "Tính tình thất thường của Hitler tạo nên trong
Bộ tư lệnh quân đội một cảm giác suy nhược. Người ta tự hỏi một sự chỉ huy